Sức khỏe

Sai lầm khi dùng bình giữ nhiệt, nhiều người vô tư mắc mà không biết sức khỏe đang bị đe dọa

Tóm tắt:
  • Bình giữ nhiệt giúp duy trì nhiệt độ đồ uống nhưng không tiệt trùng, vi khuẩn vẫn có thể phát triển.
  • Không nên trữ thực phẩm trong bình quá lâu, đặc biệt là thực phẩm nấu chín, để tránh ngộ độc.
  • Chỉ nên đựng nước an toàn như nước lọc, trà, cà phê, hạn chế nước trái cây có axit.
  • Vệ sinh bình giữ nhiệt kỹ lưỡng sau mỗi lần sử dụng để tránh mùi hôi và vi khuẩn.
  • Chọn bình giữ nhiệt chất lượng cao, có chứng nhận an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe.

Bình giữ nhiệt từ lâu đã trở thành vật dụng quen thuộc, đặc biệt với những người bận rộn, yêu thích sự tiện lợi hay thường xuyên di chuyển. Công dụng chính của bình là giữ cho nước uống hoặc thực phẩm duy trì được nhiệt độ mong muốn trong nhiều giờ liền. Nhờ thiết kế lớp cách nhiệt chân không, bình giữ nhiệt sẽ giúp chúng ta có thể thưởng thức trà nóng vào sáng sớm, hay vẫn có nước mát lạnh để giải khát giữa trưa hè.

Tuy nhiên, một sai lầm mà không ít người đang mắc phải khi sử dụng bình giữ nhiệt đó là "trữ đồ" trong bình giữ nhiệt quá lâu. Sai lầm tưởng chừng vô hại này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng đồ uống mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe.

Vì sao không nên "trữ đồ" trong bình giữ nhiệt quá lâu?

1. Vi khuẩn vẫn có thể phát triển - dù bình giữ nhiệt giữ nóng/lạnh

Nhiều người cho rằng "đồ ăn còn nóng" nghĩa là vẫn an toàn. Tuy nhiên, bình giữ nhiệt không có khả năng tiệt trùng. Sau một thời gian nhất định, nhiệt độ bên trong bình có thể tụt xuống vùng "nguy hiểm" (dưới 60°C đối với thực phẩm nóng hoặc trên 5°C đối với thực phẩm lạnh).

Đây là khoảng nhiệt lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng. Một số loại vi khuẩn nguy hiểm như Salmonella, Listeria, Clostridium perfringens có thể gây ngộ độc thực phẩm, buồn nôn, tiêu chảy, thậm chí nặng hơn nếu nhiễm lượng lớn.

Sai lầm khi dùng bình giữ nhiệt, nhiều người vô tư mắc mà không biết sức khỏe đang bị đe dọa- Ảnh 1.

2. Một số loại thực phẩm có thể ăn mòn bình giữ nhiệt

Bình giữ nhiệt thường làm từ inox nhưng không phải loại nào cũng đủ chất lượng để chống lại các phản ứng hóa học từ thực phẩm có tính axit cao như:

- Nước chanh, nước cam, giấm, cà chua, canh chua…

- Một số loại sinh tố có vị chua

Chưa kể đến trường hợp, nếu sử dụng bình không đạt chuẩn (inox 201 thay vì inox 304, inox 316), lớp kim loại bên trong sẽ càng dễ bị ăn mòn, thậm chí giải phóng kim loại nặng như nickel, chromium vào thực phẩm - hoàn toàn không tốt cho sức khỏe nếu dùng thường xuyên.

Sai lầm khi dùng bình giữ nhiệt, nhiều người vô tư mắc mà không biết sức khỏe đang bị đe dọa- Ảnh 2.

Sử dụng bình giữ nhiệt như thế nào là an toàn?

1. Chỉ nên đựng các loại nước "an toàn" với inox

Với bình giữ nhiệt, tốt nhất nên dùng để đựng nước lọc, nước đun sôi, trà, cà phê đen, nước thảo mộc, nước detox...

Hạn chế đựng nước trái cây có axit (cam, chanh, dứa…), nước có ga, sữa, cháo, món nhiều dầu mỡ, canh chua...

Sai lầm khi dùng bình giữ nhiệt, nhiều người vô tư mắc mà không biết sức khỏe đang bị đe dọa- Ảnh 3.

2. Bao lâu thì nước nóng/lạnh trong bình còn an toàn để dùng?

- Nước nóng: 

Nhiệt độ nên được duy trì trên 60°C để ức chế vi khuẩn phát triển.

Giữ trong vòng 6 - 12 tiếng là an toàn với điều kiện ban đầu nước phải được đun sôi (trên 90°C) và bình đạt chuẩn giữ nhiệt.

Sau 12 tiếng, nhiệt độ thường giảm - nước chỉ nên dùng nếu không thay đổi mùi vị hoặc được hâm lại trước khi uống.

- Nước lạnh:

Nhiệt độ nên được giữ dưới 5°C nếu có đá hoặc để tủ lạnh trước.

Với nước lọc mát, có thể dùng trong 12 - 24 tiếng tùy bình, miễn là không có dấu hiệu đục màu, có mùi hoặc vị lạ.

Với nước có đá để lâu trong bình, nên kiểm tra nếu đá tan hết và nước bị "ấm lên" - đây là lúc vi khuẩn có thể phát triển.

Sai lầm khi dùng bình giữ nhiệt, nhiều người vô tư mắc mà không biết sức khỏe đang bị đe dọa- Ảnh 4.

3. Không nên "trữ đồ" quá 4 tiếng nếu là thực phẩm nấu chín

Dù không được khuyến khích, nhưng nhiều người vẫn tận dụng bình giữ nhiệt để đựng thực phẩm như cháo, sữa, súp, canh... Trong những trường hợp này, cần đặc biệt lưu ý: không nên để thực phẩm trong bình quá 4 tiếng.

Bởi sau khoảng thời gian này, thức ăn có thể bắt đầu phân huỷ, biến chất, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Điều này không chỉ làm giảm chất lượng món ăn mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây đầy bụng, rối loạn tiêu hoá hoặc thậm chí ngộ độc thực phẩm – nhất là với người già, trẻ nhỏ hoặc người có hệ tiêu hoá nhạy cảm.

Sai lầm khi dùng bình giữ nhiệt, nhiều người vô tư mắc mà không biết sức khỏe đang bị đe dọa- Ảnh 5.

4. Luôn vệ sinh bình kỹ sau mỗi lần sử dụng

Vệ sinh bình giữ nhiệt không chỉ dừng lại ở việc rửa sạch phần thân. Để đảm bảo an toàn và tránh mùi hôi tích tụ, bạn nên:

- Tháo rời các bộ phận nhỏ như ron cao su, nắp… để vệ sinh kỹ càng từng chi tiết.

- Đảm bảo bình được lau khô hoàn toàn sau khi rửa, tránh để ẩm bên trong vì dễ gây mốc hoặc ám mùi.

- Nếu sử dụng thường xuyên, nên khử mùi định kỳ mỗi tuần bằng nước nóng pha với baking soda hoặc giấm trắng – cách đơn giản nhưng rất hiệu quả.

Sai lầm khi dùng bình giữ nhiệt, nhiều người vô tư mắc mà không biết sức khỏe đang bị đe dọa- Ảnh 6.

5. Ưu tiên chọn bình giữ nhiệt chất lượng cao

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và kéo dài tuổi thọ sản phẩm, bạn nên chọn những loại bình giữ nhiệt có chất lượng tốt và nguồn gốc rõ ràng. Khi mua, hãy ưu tiên các sản phẩm có:

- Chất liệu inox 304 hoặc 316, được đánh giá là an toàn với thực phẩm, không gỉ, không thôi nhiễm kim loại và có khả năng chống ăn mòn tốt.

- Chứng nhận an toàn thực phẩm từ các tổ chức uy tín như FDA (Hoa Kỳ), LFGB (Đức) hoặc SGS, giúp đảm bảo bình đạt tiêu chuẩn quốc tế.

- Khả năng giữ nhiệt từ 6 đến 24 tiếng (tuỳ loại) và thiết kế chống rò rỉ, tiện lợi khi mang theo trong túi xách hoặc balo mà không lo đổ tràn.

Sai lầm khi dùng bình giữ nhiệt, nhiều người vô tư mắc mà không biết sức khỏe đang bị đe dọa- Ảnh 7.

Gợi ý một số bình giữ nhiệt an toàn, chất lượng:

Bình LocknLock - Giá: 336.000đ

Bình Haarmer - Giá: 284.000đ

Bình Sunhouse - Giá: 106.000đ

Kết luận

Trong bối cảnh ai cũng mong muốn tiết kiệm thời gian, việc tận dụng bình giữ nhiệt là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, an toàn thực phẩm luôn phải được đặt lên hàng đầu. Chỉ cần thay đổi một chút thói quen, bạn hoàn toàn có thể sử dụng bình giữ nhiệt một cách thông minh và hiệu quả mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Tổng hợp

Các tin khác

Tỷ phú Elon Musk lại nhận tin buồn

Sự sụt giảm mạnh về doanh số, lo ngại từ nhà đầu tư về hình ảnh thương hiệu và tác động từ chính trị đang phủ bóng lên tương lai của hãng xe điện Tesla.

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng doanh nghiệp.

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (20/4), cả vàng SJC và vàng nhẫn đều giảm mạnh, bằng giá nhau ở mốc 114 triệu đồng/lượng. Hiện, giá vàng, trong nước vẫn cao hơn thế giới hơn 9 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Được gỡ cơ chế, điện mặt trời mái nhà sẽ tăng mạnh thời gian tới

Theo Bộ Công Thương và các doanh nghiệp, điện mặt trời mái nhà là xu hướng và sẽ phát triển rất nhanh ở Việt Nam trong giai đoạn tới do hàng hoá của các doanh nghiệp xuất khẩu khi dùng điện mặt trời mái nhà sẽ được công nhận chứng chỉ xanh khi vào các thị trường có yêu cầu cao trong bối cảnh giá điện ngày càng tăng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.