Tài chính

P2P lending – giải pháp tài chính tức thì trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

Những điều cần biết về P2P Lending

Nguồn ảnh: Vietnam Trusting AI.

P2P lending hay còn gọi là mô hình cho vay ngang hàng bắt đầu hình thành từ năm 2005 tại Anh Quốc, nhanh chóng lan mạnh sang Mỹ năm 2007 (Lending Club), Trung Quốc. Tại Đông Nam Á, P2P lending cũng đã và đang phát triển ở rất nhiều quốc gia như: Indonesia, Philippine, Singapore, Malaysia, Thailand và Việt Nam.

Mô hình P2P lending đem đến những giải pháp vượt trội so với các mô hình tài chính truyền thống bằng việc áp dụng công nghệ thông tin tiên tiến. Tạo cơ hội liên kết tức thì giữa người có nhu cầu vay và người cho vay với nhau để giải quyết hiệu quả, nhanh chóng các vấn đề tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp nhỏ.

Hình thức P2P quen thuộc tại Việt Nam phải nhắc đến lĩnh vực như chia sẻ xe (Grab, Be, Gojek…), căn hộ (AirB&B). Đối với lĩnh vực P2P lending – cho vay ngang hàng phổ biến như: cho vay sinh viên, các khoản vay thương mại và bất động sản, các khoản vay ngắn hạn, cho vay kinh doanh được đảm bảo, cho thuê và bao thanh toán,…

Thị trường P2P Lending tại Việt Nam

Nguồn ảnh: Vietnam Trusting AI

Mô hình kinh doanh này tại thị trường Việt Nam hiện vẫn chưa được phổ biến rộng rãi, vướng phải nhiều hạn chế do vấn đề cơ chế chính sách, Pháp luật chưa quy định cụ thể. Tuy nhiên, từ với hơn 40 công ty Fintech tính đến cuối năm 2016, đến nay đã có khoảng 200 công ty khởi nghiệp tham gia lĩnh vực này (trong đó có gần 26% là doanh nghiệp P2P lending), cho thấy sức hấp dẫn và tiềm năng phát triển, hứa hẹn một thị trường sôi động trong tương lai.

Một trong những vấn đề nan giải khác đó là hiện vẫn có rất nhiều các tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân chưa hiểu đúng tính chất của mô hình cho vay ngang hàng là gì, hoặc xuất hiện một số công ty lợi dụng bóp méo, biến tướng thành các hình thức tín dụng đen nên tiềm ẩn nhiều rủi ro, hệ luỵ từ đó gây khó khăn cho những doanh nghiệp hoạt động chân chính.

Vietnam Trusting AI (Trusting AI) sẽ không nằm ngoài cuộc chơi

Bắt đầu tham gia vào thị trường Việt Nam từ năm 2018, Trusting AI đang chuẩn bị và hoàn thiện những nguồn lực cần thiết khi cơ chế cụ thể về Fintech được nhà nước thông qua.

Thông qua ứng dụng trung gian, Trusting AI sẽ tạo nên một hệ thống xuyên suốt kết nối người vay – người cho vay. Công nghệ AI, máy học, dữ liệu lớn, nhận diện khách hàng (KYC)… chính là điểm mấu chốt giúp hệ thống diễn ra tự động và trở nên đáng tin cậy hơn.

Trong tương lai, Trusting AI sẽ tập trung vào các dịch vụ tài chính bao gồm "đầu tư tiền gửi, cho vay, chuyển tiền" làm nền tảng, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo là công nghệ cốt lõi, tích hợp và tạo ra hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong cuộc sống.Trusting AI dự kiến mở rộng hơn các loại hình sản phẩm dịch vụ, liên kết với các tổ chức tài chính có uy tín, tiến tới khẳng định vị thế trên thị trường.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Lo ngại tái diễn kịch bản sông Tranh 2

Động đất liên tục xảy ra những ngày qua ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Các chuyên gia lo ngại, Kon Plông có thể tái diễn kịch bản của Bắc Trà My và Nam Trà My (Quảng Nam), nơi động đất kích thích sông Tranh 2 kéo dài 10 năm qua.

Mua bán bất động sản “hai giá” nhằm lách thuế có bị khởi tố?

Bộ Tư pháp ban hành văn bản 489/BTP-BTTP về quy chế chuyển tin báo vụ việc về thuế, hồ sơ kiến nghị khởi tố đối với hành vi vi phạm về thuế có dấu hiệu tội phạm cho cơ quan công an điều tra. Như vậy, nếu trường hợp mua bán nhà “hai giá” trốn thuế mà bị phát hiện dễ bị khởi tố.

Chủ tịch Coteccons nói gì khi cổ phiếu rơi về mức đáy 2 năm và chỉ tiêu lãi xuống thấp chưa từng thấy

Không chỉ áp lực từ đà bán tháo chung, kế hoạch lãi 2022 xuống mức thấp với 20 tỷ đồng cũng là nguyên nhân khiến nhà đầu tư rời bỏ Coteccons. Thậm chí, con số mục tiêu giảm hơn cả năm ngoái dù 2022 là năm được dự báo thị trường sẽ hồi phục đồng thời mở ra nhiều cơ hội mới.

Khoáng sản Dương Hiếu (DHM) lên kế hoạch tăng gấp đôi vốn điều lệ cùng doanh thu kỷ lục năm 2022

Nhờ đẩy mạnh hoạt động thương mại thép, Khoáng sản Dương Hiếu chỉ mất 1 năm để xoá lỗ luỹ kế và quay trở lại mạch tăng trưởng như trước đại dịch Covid-19. Không dừng lại ở đó, bước sang năm 2022, doanh nghiệp này còn đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục, lên tới 2.505 tỷ đồng.