Chứng khoán

100.000 tỷ của nhà đầu tư "nằm chờ" tại các Công ty chứng khoán vào cuối quý 1

Sau giai đoạn bùng nổ năm 2021, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục duy trì sự sôi động trong quý 1/2022 với thanh khoản mỗi phiên lên tới đơn vị "tỷ đô".

Sự cải thiện thanh khoản thời gian qua có đóng góp không nhỏ từ các nhà đầu tư mới. Số liệu từ VSD cho biết tính riêng quý 1 vừa qua, nhà đầu tư trong nước đã mở mới hơn 675.000 tài khoản chứng khoán, lớn hơn lượng tài khoản mở mới trong cả năm 2019 và 2020 cộng lại.

100.000 tỷ của nhà đầu tư nằm chờ tại các Công ty chứng khoán vào cuối quý 1 - Ảnh 1.

Số liệu thống kê từ các CTCK cho biết dư nợ cho vay toàn thị trường tính tới cuối quý 1/2022 đạt kỷ lục 200.000 tỷ đồng (~8,7 tỷ USD), tăng nhẹ khoảng 5.000 tỷ so với quý trước và đây là con số kỷ lục trên TTCK Việt Nam từ khi thành lập tới nay. Cũng cần lưu ý, đây là số dư nợ không bao gồm cho vay 3 bên. Nếu tính thêm dư nợ từ cho vay 3 bên, con số thực tế có thể lớn hơn nhiều con số 200.000 tỷ đồng.

Bên cạnh sự tăng trưởng về dư nợ margin, số dư tiền của nhà đầu tư tại các CTCK cũng liên tục tăng mạnh những quý gần đây trong bối cảnh nhà đầu tư ồ ạt tham gia thị trường.

Theo ước tính, số dư tiền gửi khách hàng tại các CTCK vào cuối quý 1/2021 khoảng 100.000 tỷ đồng, tăng khoảng 6.000 tỷ đồng so với cuối năm 2021 và đây là con số kỷ lục trong lịch sử. Trong đó chủ yếu là tiền gửi của nhà đầu tư giao dịch chứng khoán theo phương thức CTCK quản lý. Đây là lượng tiền đang nằm sẵn trong tài khoản nhà đầu tư và chưa thực hiện giải ngân vào thời điểm 31/3/2022.

100.000 tỷ của nhà đầu tư nằm chờ tại các Công ty chứng khoán vào cuối quý 1 - Ảnh 2.

Trong đó, VPS hiện là CTCK có số dư tiền gửi khách hàng lớn nhất, lên tới hơn 22.000 tỷ đồng, tăng gần 3.000 tỷ so với đầu năm. Thời gian gần đây, VPS đã bứt phá ngoạn mục vươn lên trở thành CTCK có thị phần môi giới lớn thứ nhất trên HoSE, HNX, UPCom và cả thị trường phái sinh. Do đó việc có lượng lớn tiền gửi nhà đầu tư trong tài khoản cũng là điều không quá bất ngờ.

VNDIRECT giữ vững vị trí số 2 về dư tiền gửi khách hàng với gần 10.000 tỷ đồng. Xếp tiếp theo lần lượt là SSI (6.792 tỷ đồng), TCBS (5.229 tỷ đồng), Mirae Asset (4.895 tỷ đồng)…

100.000 tỷ của nhà đầu tư nằm chờ tại các Công ty chứng khoán vào cuối quý 1 - Ảnh 3.

Theo dự báo, với việc đầu tư chứng khoán ngày càng trở nên phổ cập hơn với người dân, xu hướng dòng tiền nhà đầu tư "F0" vào thị trường sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa và những con số về dư tiền gửi hay dư nợ margin sẽ còn lập những đỉnh cao mới trong thời gian tới.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Chủ tịch Coteccons nói gì khi cổ phiếu rơi về mức đáy 2 năm và chỉ tiêu lãi xuống thấp chưa từng thấy

Không chỉ áp lực từ đà bán tháo chung, kế hoạch lãi 2022 xuống mức thấp với 20 tỷ đồng cũng là nguyên nhân khiến nhà đầu tư rời bỏ Coteccons. Thậm chí, con số mục tiêu giảm hơn cả năm ngoái dù 2022 là năm được dự báo thị trường sẽ hồi phục đồng thời mở ra nhiều cơ hội mới.

Khoáng sản Dương Hiếu (DHM) lên kế hoạch tăng gấp đôi vốn điều lệ cùng doanh thu kỷ lục năm 2022

Nhờ đẩy mạnh hoạt động thương mại thép, Khoáng sản Dương Hiếu chỉ mất 1 năm để xoá lỗ luỹ kế và quay trở lại mạch tăng trưởng như trước đại dịch Covid-19. Không dừng lại ở đó, bước sang năm 2022, doanh nghiệp này còn đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục, lên tới 2.505 tỷ đồng.