Tài chính

NHNN đặt mục tiêu 65-70% người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng

Trong Kế hoạch chuyển đổi số năm 2022 tại Quyết định 1097 vừa ban hành, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt mục tiêu đạt 65 - 70% người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng.

Theo cho biết của ông Lê Anh Dũng - phó vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh toán vào tháng 5, tỷ lệ người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt gần 66% với tốc độ tăng trưởng bình quân 11,44% từ năm 2015-2021. 

Cùng với đó, kế hoạch cũng đặt mục tiêu phát triển chính phủ số, cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của NHNN đáp ứng yêu cầu trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 phát sinh hồ sơ đạt 80%; tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến đạt 100%; tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đạt 100%

Tỷ lệ báo cáo định kỳ của NHNN được thực hiện trực tuyến đạt 50%; tỷ lệ đơn vị thuộc NHNN cung cấp dữ liệu mở đầy đủ theo danh mục đạt 50%.

Kế hoạch đã đưa ra 8 giải pháp để đạt được mục tiêu này về những những khía cạnh khác nhau như hoàn thiện thể thế, phát triển chính phủ số, thanh toán số, sử dụng nền tảng số, dữ liệu số, doanh nghiệp số, nhân lực số và kỹ năng số, an toàn thông tin mạnh và an ninh mạng.

 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (Nguồn ảnh: NHNN)

Về hoàn thiện thể thế, cần xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng. Ngoài ra cần rà soát, cập nhật Kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 2.0 của NHNN phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0 được ban hành tại Quyết định số 2323/QĐ-BTTT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;

Về mặt phát triển chính phủ số: Thúc đẩy sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trong đó chú trọng rà soát, tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách giảm thời gian, phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; tổ chức kết nối, tích hợp để cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 đáp ứng yêu cầu trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; thực hiện kết nối Cổng Thông tin điện tử, Cổng Dịch vụ công trực tuyến và Hệ thống một cửa điện tử với Hệ thống đánh giá chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp của Cổng DVC quốc gia, ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử để cung cấp dịch vụ công trực tuyến; thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa của NHNN;

Hệ thống thông tin báo cáo của NHNN bảo đảm kết nối, tích hợp với Hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ; bên cạnh đó đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong văn bản điện tử, dịch vụ công trực tuyến, chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; Thí điểm triển khai Trợ lý ảo để hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức nâng cao hiệu quả và năng suất lao động;

Về thanh toán số, cần thúc đẩy thanh toán số: chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương thúc đẩy triển khai và đẩy nhanh thanh toán số, thanh toán không dùng tiền mặt.

Về phát triển, sử dụng nền tảng số, cần xây dựng và ban hành Kế hoạch của ngành ngân hàng thúc đẩy sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số theo Quyết định số 186/QĐ-BTTTT ngày 11/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Xây dựng và ban hành Kế hoạch sử dụng hoặc dịch chuyển lên nền tảng điện toán đám mây; Thực hiện việc chuyển đổi IPv6…

Về phát triển dữ liệu số, cần rà soát, công bố danh mục dữ liệu mở, dữ liệu chia sẻ theo hình thức chia sẻ dữ liệu mặc định; đăng ký dịch vụ chia sẻ dữ liệu với Bộ Thông tin và Truyền thông; công bố công khai danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung để hệ thống hóa tài nguyên dữ liệu, tăng cường quản trị, nâng cao chất lượng dữ liệu và thúc đẩy chia sẻ dữ liệu.

Ngoài ra là thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa NHNN với các cơ quan nhà nước khác thông qua Nền tảng tích hợp, các dữ liệu quốc gia; bảo đảm việc kết nối, chia sẻ dữ liệu được thực hiện thông suốt, tránh đầu tư chồng chéo, lãng phí, tuân thủ đúng quy định của Nghị định số 47/2020/NĐ-CP.

Về an toàn thông tin mạng và an ninh mạng, tổ chức triển khai đầy đủ 4 giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng, phân loại, xác định, phê duyệt đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin và phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ phù hợp với quy định của pháp luật và tiêu chuẩn quốc gia về an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ các hệ thống thông tin đang vận hành.

Phối hợp với Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông chuẩn bị hạ tầng, các điều kiện đáp ứng yêu cầu về an toàn thông tin, an ninh mạng để kết nối các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hệ thống thông tin phục vụ giải quyết thủ tục hành chính với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư…;

Về nhân lực số, kỹ năng số, công dân số và văn hóa số, cần xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý, trong đó bao gồm các nội dung về chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số để thực hiện các nhiệm vụ được giao theo hướng dẫn tại Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại văn bản số 489/BTTTT-THH ngày 17/02/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Về doanh nghiệp số, cần xây dựng và ban hành Chương trình xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đối số doanh nghiệp và Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số của ngành Ngân hàng để triển khai Quyết định số 1970/QĐ-BTTTT ngày 13/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Đề án xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số…

 (Nguồn ảnh: Báo Chính phủ)

Kế hoạch cũng đặt ra những giải pháp về việc tổ chức bộ máy, trong đó tổ chức hiệu quả hoạt động Ban Chỉ đạo và Tổ công tác chuyển đổi số ngành Ngân hàng; Tổ chức, phân công các đơn vị là đầu mối chủ trì, chịu trách nhiệm triển khai, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược phát triển Chính phủ số, Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số, Kế hoạch của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số;

Để thực hiện mục tiêu này, cần có sự hợp tác nghiên cứu giữa NHNN và doanh nghiệp phát triển nền tảng số trong việc nghiên cứu, phát triển, sử dụng các nền tảng số xuất sắc, chất lượng cao. Bên cạnh đó ưu tiên sử dụng các dịch vụ phần mềm đã được chuẩn hóa sử dụng cho phát triển chính phủ điện tử tại các Bộ, ngành để xây dựng chính phủ điện tử tại NHNN, tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ số cho ngành Ngân hàng;

Việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cũng vô cùng thiết yếu. Cần tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo, các sự kiện, triển lãm về chuyển đổi số của ngành Ngân hàng; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm về các nội dung, mô hình chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức phổ biến, quán triệt tới toàn bộ các tổ chức, cá nhân liên quan về quản lý, duy trì, cập nhật và tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử; tổ chức giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý, khắc phục các trường hợp không tuân thủ, tăng cường quản lý đầu tư, bảo đảm hiệu quả khi ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính phủ số, chuyển đổi số sử dụng ngân sách nhà nước theo hướng dẫn tại văn bản số 639/BTTTT-THH ngày 28/2/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Tổ chức phổ biến, quán triệt tới toàn bộ các tổ chức, cá nhân liên quan về việc cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm chia sẻ dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật; Tổ chức phổ biến, quán triệt tới toàn bộ các tổ chức, cá nhân liên quan về hai nguyên tắc bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm