Thời sự

Nhà đổ mồ hôi, quần áo bốc mùi, người dân Hà Nội bỏ trăm triệu đồng để "đối phó"

Trời nồm là một hiện tượng thời tiết rất đặc trưng của khí hậu miền Bắc, thường xuất hiện vào cuối xuân, khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Khi trời nồm, độ ẩm không khí ở mức cao, lên đến hơn 90%, khiến hơi nước ngưng tụ thành nước, đọng lại trên mọi bề mặt như tường, sàn nhà, mặt bếp, đồ nội thất, đồ điện tử,…

Nhà đổ mồ hôi, quần áo bốc mùi, người dân Hà Nội bỏ trăm triệu đồng để 'đối phó' - Ảnh 1.

Hà Nội tiếp tục chìm trong mưa phùn và sương mù, nồm ẩm.

Nhà đổ mồ hôi, quần áo bốc mùi, người dân Hà Nội bỏ trăm triệu đồng để 'đối phó' - Ảnh 2.

Trời mưa phùn, nồm ẩm khiến tầm nhìn di chuyển khó khăn; người, đồ đạc trong tình trạng ướt át.

Hiện tượng trời nồm thường gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nhiều gia đình ở Hà Nội. Sàn nhà bị nồm đầy nước đọng hay còn gọi là “đổ mồ hôi”, sờ vào mọi bề mặt đều có cảm giác ẩm ướt, dấp dính; quần áo giặt lâu khô, mùi hôi khó chịu; các thiết bị điện tử dễ hỏng hóc; không khí trong nhà bức bí,…

Bên cạnh đó, trời nồm cũng gây tác động xấu đến sức khỏe con người. Độ ẩm cao trong tiết trời nồm là môi trường lý tưởng để nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh như cảm cúm, dị ứng, mẩn ngứa, hen suyễn,…Chính vì vậy, nhiều người coi trời nồm là kiểu thời tiết khó chịu nhất trong năm. Mùa nồm đến khiến ai ai cũng phải ngán ngẩm, chỉ mong nhanh qua.

Anh Quang Minh (29 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: "Tôi ở tầng 4 của ngôi nhà nhưng vẫn cảm nhận rõ nồm ẩm, phòng lúc nào cảm giác cũng ẩm ướt, quần áo hay mùi khó chịu, sức khỏe xấu đi. Nhà còn nhiều người hay bị cảm cúm, dị ứng...".

Nhà đổ mồ hôi, quần áo bốc mùi, người dân Hà Nội bỏ trăm triệu đồng để 'đối phó' - Ảnh 3.

Bên cạnh dùng máy giặt, anh Minh còn dùng máy sấy để vắt khô quần áo.

Nhà đổ mồ hôi, quần áo bốc mùi, người dân Hà Nội bỏ trăm triệu đồng để 'đối phó' - Ảnh 4.

Nhà đổ mồ hôi, quần áo bốc mùi, người dân Hà Nội bỏ trăm triệu đồng để 'đối phó' - Ảnh 5.

Máy giặt là hơi và máy hút ẩm được anh Minh sắm cho gia đình để đối phó với thời tiết nồm ẩm.

Để đối phó với thời tiết nồm ẩm đặc trưng của miền Bắc, anh Minh đã sắm nhiều thiết bị như máy sấy đi cùng máy giặt, máy giặt là hơi cho quần áo, máy hút ẩm cho các phòng căn nhà... Anh Minh cho biết, tổng trị giá các máy kể trên gần 100 triệu đồng. "Thời tiết nồm ẩm ở Hà Nội thường kéo dài và năm nào cũng xuất hiện nên tôi quyết định bỏ số tiền lớn sắm thiết bị gia dụng cần thiết cho gia đình. Với tôi sức khỏe các thành viên trong nhà là trên hết", anh Minh nói thêm.

Trong khi đó, vợ chồng anh Minh Hoàng (31 tuổi) đang ở trọ tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cảm nhận rõ thời tiết nồm và khó chịu khi sàn, tường, trần nhà thường xuyên ẩm ướt, "đổ mồ hôi", quần áo giặt mấy ngày không khô.

Vì ở trọ nên anh Hoàng không sắm nhiều máy móc chống ẩm, thay vào đó, anh Hoàng đối phó với thời tiết nồm ẩm bằng những cách thông thường như thường xuyên đóng kín cửa phòng, lau nhà bằng giẻ khô... "Ngoài đóng kín cửa, tôi còn bịt kín các kẽ hở trong nhà bằng giấy báo, rửa đồ, bát chén bằng nước nóng, đặc biệt tôi thường xuyên lau sàn bằng giẻ khô để loại bỏ nhanh chóng nước đọng trên mặt sàn", anh Hoàng chia sẻ thêm.

Nhà đổ mồ hôi, quần áo bốc mùi, người dân Hà Nội bỏ trăm triệu đồng để 'đối phó' - Ảnh 6.

Anh Hoàng thường xuyên lau sàn bằng giẻ khô trong thời tiết nồm ẩm.

Về quần áo mặc hằng ngày, vợ chồng anh Hoàng cố gắng giữ gìn để mặc đi mặc lại vì giặt đồ, phơi trong nhà rất lâu khô. Thậm chí, anh Hoàng còn phải dùng máy sấy tóc để sấy khô đồ trong thời tiết nồm ẩm kéo dài này.

Nhà đổ mồ hôi, quần áo bốc mùi, người dân Hà Nội bỏ trăm triệu đồng để 'đối phó' - Ảnh 7.

Dùng máy sấy tóc để sấy khô quần áo.

Gia đình anh Thế Đại (33 tuổi) đang trọ tại tầng 21 tại một chung cư thuộc quận Hà Đông (Hà Nội) cảm nhận rất rõ thời tiết nồm ẩm và cảm thấy lo lắng khi trong nhà nhiều thiết bị điện tử đắt tiền như máy ảnh, máy quay, laptop...

"Để thiết bị không bị hỏng hóc do trời nồm ẩm, các thiết bị điện tử như tivi, máy tính tôi thường để chế độ chờ, như vậy sẽ hạn chế được ảnh hưởng của hơi nước đến thiết bị điện tử. Ngoài ra, tôi phải dùng tủ chống ẩm thường xuyên cho các thiết bị như máy ảnh, máy quay. Các thiết bị này mỗi khi dùng xong tôi phải lau khô, và để vào tủ chống ẩm để mặt ống kính không bị ẩm ướt, rất dễ hư hỏng", anh Đại chia sẻ.

Nhà đổ mồ hôi, quần áo bốc mùi, người dân Hà Nội bỏ trăm triệu đồng để 'đối phó' - Ảnh 8.

Nhà đổ mồ hôi, quần áo bốc mùi, người dân Hà Nội bỏ trăm triệu đồng để 'đối phó' - Ảnh 9.

Dùng tủ chống ẩm để bảo vệ các đồ điện tử khỏi thời tiết nồm.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, khoảng đêm 13-14/2, một đợt không khí lạnh có thể tràn xuống nước ta kết thúc chuỗi ngày nồm ẩm ở miền Bắc, Bắc Trung Bộ.

Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh này nên các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ chuyển từ mưa phùn, mưa nhỏ, sương mù sang mưa rào rải rác. Trong mưa dông đề phòng lốc sét và gió giật mạnh. Dự báo mưa bắt đầu từ đêm 13/2, kéo dài đến hết ngày 14/2, sau đó trời tạnh ráo, chuỗi ngày nồm ẩm chấm dứt.

Nhà đổ mồ hôi, quần áo bốc mùi, người dân Hà Nội bỏ trăm triệu đồng để 'đối phó' - Ảnh 10.

Thời tiết mưa phùn, sương mù, nồm ẩm còn kéo dài một tuần nữa.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm