Đặc tính kháng virus của sữa mẹ
Đặc tính kháng virus của sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại các virus gây cảm lạnh thông thường, tiêu chảy, viêm màng não, viêm não và norovirus. Thậm chí, gần đây một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sữa mẹ của những phụ nữ bị nhiễm SARS-CoV-2 có thể giàu kháng thể chống lại loại virus này giống như đối với bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào khác. (*)
Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều đề tài nghiên cứu các hợp chất có trong sữa mẹ với tác dụng kháng khuẩn và miễn dịch. Ai cũng biết rằng sữa mẹ có tác dụng bảo vệ tổng thể đối với trẻ sơ sinh, đặc biệt liên quan đến sự phát triển khả năng miễn dịch và bảo vệ khỏi các bệnh nhiễm trùng.
Các nhóm hợp chất kháng khuẩn chính trong sữa mẹ
Khi mới sinh, trẻ sơ sinh có đầy đủ năng lực miễn dịch do các thành phần miễn dịch thích ứng còn non nớt. Do đó, việc bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại các bệnh nhiễm trùng chủ yếu phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch bẩm sinh, đặc biệt là các kháng thể thu được thụ động từ mẹ.
Có thể kể đến các hợp chất kháng khuẩn có hoạt tính sinh học như cytokine, axit béo không bão hòa đa, protein kích thích miễn dịch, glycoprotein như lactoferrin, thành phần glycated như mucin, oligosaccharid sữa mẹ (HMO) và túi ngoại bào trong sữa mẹ... Sự đa dạng của các chất này rất hấp dẫn vì chúng cung cấp cho sữa mẹ nhiều đặc tính kháng virus.
Tác dụng kháng khuẩn trực tiếp của sữa mẹ được thể hiện thông qua tất cả các loại hợp chất immunoglobulin (sIgA, IgA, IgG, IgM, IgE, IgD) hay còn gọi là "liệu pháp Globulin miễn dịch".
Sữa mẹ đặc biệt là sữa non thậm chí có chức năng miễn dịch ngay cả trước khi có chức năng dinh dưỡng với việc tập trung sản xuất các chất điều hòa miễn dịch, kháng thể và các phân tử có chức năng kháng khuẩn và kháng virus trực tiếp.
2 lợi ích vàng của sữa mẹ được khoa học chứng minh
Bên cạnh đặc tính kháng khuẩn, kháng virus thông thường và một số virus mới đã và đang được nghiên cứu gần đây, các sản phụ cần thiết quan tâm nhiều hơn đến các lợi ích cơ bản của sữa mẹ và tăng cường nhận thức nuôi con bằng sữa mẹ.
Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ chứa mọi thứ em bé cần trong 6 tháng đầu đời, với tất cả các tỷ lệ phù hợp. Thành phần của nó thậm chí thay đổi theo nhu cầu thay đổi của em bé, đặc biệt là trong tháng đầu tiên của cuộc đời.
Đong đầy yêu thương với giọt sữa đầu tiên
Thứ nhất, cung cấp dinh dưỡng lý tưởng, đẩy tăng khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa béo phì ở trẻ em.
Thứ hai, nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp trẻ thông minh hơn thông qua sự gần gũi về thể chất, sự đụng chạm và giao tiếp giữa mẹ và bé. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ có điểm thông minh cao hơn và ít có nguy cơ mắc các vấn đề về hành vi gặp khó khăn trong học tập khi lớn lên.
Đặc biệt, sữa mẹ chứa các kháng thể quan trọng giúp trẻ chống lại virus và vi khuẩn, có thể làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh tật như: Viêm tai giữa; nhiễm trùng đường hô hấp; cảm lạnh; tổn thương mô ruột; hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS; các bệnh dị ứng; các bệnh về đường ruột; bệnh tiểu đường; bệnh bạch cầu thời thơ ấu…
Điều này rất quan trọng nhất là trong những tháng đầu còn non nớt. Trong 24 giờ đầu tiên sau khi sinh, vú mẹ tiết ra một chất lỏng đặc và có màu vàng gọi là sữa non. Nó chứa nhiều protein, ít đường và chứa nhiều hợp chất có lợi và là loại thực phẩm kỳ diệu và không thể thay thế bằng sữa công thức.
Nuôi con bằng sữa mẹ mang đến nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé
Đối với mẹ, nuôi con bằng sữa mẹ cũng mang đến rất nhiều lợi ích. Cho con bú có thể giúp mẹ giảm cân; tiết kiệm thời gian và tiền bạc hơn; giúp tử cung co lại và giảm chảy máu nhờ tiết ra hormone Oxytocin khi cho con bú; làm ngừng quá trình rụng trứng và kinh nguyệt giúp mẹ tránh thai hiệu quả.
Đặc biệt, chất này cùng với sự tiếp xúc, gắn kết giữa mẹ và bé trong khi cho con bú cũng giúp cho mẹ giảm nguy cơ bị trầm cảm sau sinh (PPD) đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh thường gặp như: Huyết áp cao; viêm khớp; mỡ máu cao; bệnh tiểu đường; ung thư vú và ung thư buồng trứng…
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị nuôi con bằng sữa mẹ nên được bắt đầu sớm nhất là một giờ sau khi sinh và kéo dài cho đến 2 tuổi hoặc lâu hơn bởi những lợi ích "vàng" mà nó mang lại.
(*) Nguồn tham khảo: Trung tâm thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia, Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7926697/