Bài viết dưới đây là chia sẻ của tác giả Phúc Kiến Ly (Thượng Hải) được chia sẻ rộng rãi trên diễn đàn Zhihu (Trung Quốc) hồi tháng 1.
Tôi có người em họ tên Lý Hảo Chi đang là sinh viên năm cuối. Hồi tháng, công ty nơi cô bé này vừa hoàn thành kỳ thực tập thông báo cô không cần phải quay lại làm việc nữa.
Trong khi đó, cuối năm ngoái, quản lý còn hứa rằng sẽ nhận Lý Hảo Chi về làm việc ngay sau khi kết thúc kỳ thực tập. Tuy nhiên, kết quả là cơn bão sa thải ập đến, công ty đã có những điều chỉnh về nhân sự nên không tuyển thêm bất kỳ ai.
Khi biết chuyện này, tôi luôn tin rằng cô em của mình không cần phải lo lắng về vấn đề việc làm. Bởi tôi đánh giá cao năng lực của cô ấy. Tuy nhiên, khi gặp Lý Hảo Chi vào tuần trước, cô ấy lại nói rằng sẽ không bao giờ nghĩ đến việc về quê. Vì cô luôn nghe theo lời nhắc nhở của bố mẹ “Tuổi trẻ phải lập nghiệp ở thành phố lớn mới có cơ hội phát triển, về quê là giậm chân tại chỗ”.
“Vậy điều đó có nghĩa là về quê lựa chọn một công việc ổn định là không tốt sao?”, cô nói.
Mỗi người đều có một mục đích sống khác nhau
Có một thực tế thế này, khi học trung học cơ sở, cha mẹ sẽ nói với bạn là phải năng động, không được ham chơi cho đến khi thi đỗ được trường trung học phổ thông trọng điểm. Ở những năm tháng cấp 3, bạn tiếp tục nhận được những lời nhắc nhở như trên. Bởi bố mẹ hy vọng bạn vào được trường ĐH danh giá.
Cho đến khi chạm được cánh cổng đại học, mọi người xung quanh lại nói với bạn rằng muốn thành công thì không được ham chơi. Cho đến khi có việc làm, bạn muốn tận hưởng điều gì cũng được.
Và còn rất nhiều cốt mốc khác như đợi kết hôn xong, đợi sinh con, đợi con cái đi học, đợi con trưởng thành… bạn mới được phép có cho mình thời gian tận hưởng cuộc sống.
Cuối cùng, cho đến một ngày lâm bệnh và bác sĩ hỏi bạn có ước nguyện gì không? Có lẽ lúc này ước nguyện duy nhất của bạn sẽ là được tận hưởng cuộc sống. Với kiểu cầu tiến này, bạn thực sự có muốn không?
Ảnh: Internet
Trước khi làm việc ở công ty hiện tại tôi đã tham gia khóa học quản lý thời gian. Một người bạn từng nói với tôi rằng, người hướng dẫn khoá học ấy sẽ thường giới thiệu như sau: Nếu học viên là những lãnh đạo, giảng viên sẽ nói cải thiện khả năng quản lý thời gian của nhân viên là chìa khoá để nâng cao hiệu quả. Nếu là một nhân viên tham gia khóa học này, bạn sẽ được nghe lời giảng là cải thiện khả năng quản lý thời gian của bạn là chìa khoá để tan sở đúng giờ.
Phân tích ra bạn sẽ thấy trước là nâng cao hiệu quả làm việc, sau là tan sở đúng giờ. Mục tiêu đầu tiên thì sếp của bạn thích vì hiệu quả công việc tốt. Vế sau thì nhân viên thích bởi lẽ tan làm đúng giờ nghĩa là bạn có thêm thời gian dành cho bản thân.
Thực tế này chỉ ra, mỗi người đều có một mục đích khác nhau để kiểm soát cuộc sống của mình. Vậy nên trước khi phấn đấu, bạn hãy tự hỏi bản thân: Điều bản thân muốn thực sự là gì? Sự nỗ lực đó cuối cùng để bạn được đón nhận điều gì?
Mỗi lựa chọn đều có giá trị
Tôi có một người bạn học rất giỏi toán. Trong suốt quãng thời gian đi học, anh ta luôn nằm trong top học sinh của trường. Sau này do sự sắp đặt của cha mẹ, anh về quê làm công chức. Nghe nói trước khi quyết định về quê, anh nhận được rất nhiều lời mời làm việc ở các đoàn lớn. Giáo viên đại học khi biết chuyện cũng tỏ ra thất vọng với quyết định của anh.
Trong một buổi họp lớp kỷ niệm 10 năm ra trường, tôi đã có cơ hội gặp lại người bạn năm xưa. Tôi phải thừa nhận rằng anh ấy trẻ hơn nhiều so với chúng tôi - những người đang vật lộn với cuộc sống ở thành phố. Trong khi chúng tôi phải chạy deadline đến 7-8 giờ tối thì anh ấy đã quây quần bên mâm cơm gia đình. Khi chúng tôi không ngừng than vãn về sự chật vật nơi phố thị, anh ấy đã an yên nơi quê nhà.
Ảnh: Internet
Thực tế, lựa chọn một sự nghiệp ổn định không có nghĩa là cuộc đời bạn trở nên vô nghĩa. Điều quan trọng nằm ở việc bạn có muốn một cuộc sống như thế hay không?
Cũng giống như người hướng nội và hướng ngoại vậy, tôi cho rằng lựa chọn phấn đấu hay ổn định phụ thuộc nhiều vào tính cách con người.
Nếu bạn cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ khi được nỗ lực không ngừng. Điều đó có nghĩa là phấn đấu chính là lựa chọn của bạn.
Ngược lại nếu theo đuổi sự ổn định, bạn sẽ hài lòng với cuộc sống an yên, thoải mái.
Thực tế, mỗi lựa chọn đều có giá trị riêng. Vì theo đuổi sự phấn đấu không có nghĩa bạn đánh giá người chọn an yên là vô vị.
Làm việc từ khi mở mắt cho đến tối mịt chưa chắc đã là cầu tiến, phấn đấu. Mỗi ngày đi làm tan ca đúng giờ, về quây quần bên mâm cơm cũng chưa chắc là tham lam sự thoải mái.
Cũng giống như câu hỏi mà em họ tôi luôn đưa ra: Người trẻ có nhất định phải lên thành phố lập nghiệp?
Tôi nghĩ rằng sự phấn đấu thực sự phải là yêu cuộc sống và được tận hưởng những khoảnh khắc đáng giá trong đời, chứ không phải so sánh mình khổ sở, vất vả hơn người khác bao nhiêu.
Theo Toutiao