Kết quả trên diễn ra giữa bối cảnh “gã khổng lồ” trong ngân hàng này đã dành 902 triệu USD cho các khoản nợ xấu, do những rủi ro xuất phát từ xung đột Nga-Ukraine và đà tăng của lạm phát.
Giám đốc điều hành JPMorgan, Jamie Dimon, nhận định ngân hàng này vẫn lạc quan về tình hình kinh tế, ít nhất là trong ngắn hạn, khi bảng cân đối thu chi của người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp cũng như chi tiêu tiêu dùng ở mức lành mạnh.
Tuy nhiên, ông Dimon vẫn lưu ý về những thách thức địa chính trị và kinh tế đáng kể phía trước do lạm phát cao, các vấn đề trong chuỗi cung ứng và xung đột Ukraine.
Về xu hướng của khách hàng, ông Dimon trích dẫn sự gia tăng trong chi tiêu thẻ tín dụng cho ăn uống và du lịch, nhưng cho biết lãi suất thế chấp cao hơn đã làm giảm nhu cầu vay mua nhà, trong khi số lượng xe hạn chế cũng làm giảm nhu cầu vay mua xe.
Doanh thu từ mảng ngân hàng đầu tư của các ngân hàng lớn đã đình trệ sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine vào cuối tháng Hai.
Theo dữ liệu của công ty phân tích dữ liệu tài chính Refinitiv (Anh), trong quý I/2021, tổng giá trị của các giao dịch đang chờ xử lý và hoàn tất đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ quý II/2020. JPMorgan cho biết doanh thu từ mảng ngân hàng đầu tư giảm 28% trong quý I/2021.
Giống như các đối thủ Goldman Sachs và Morgan Stanley, JPMorgan năm ngoái đã đóng vai trò tư vấn cho một số đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng quy mô lớn và hỗ trợ các giao dịch liên quan đến các công ty mua lại có mục đích đặc biệt.
Tuy nhiên, trong quý đầu tiên của năm 2022, số lượng các giao dịch mà JPMorgan đóng vai trò bảo lãnh đã giảm 39% so với năm ngoái.
Theo Refinitiv, giá trị các giao dịch phát hành cổ phiếu toàn cầu đã giảm mạnh xuống 129 tỷ USD trong quý I/2022, so với mức 390 tỷ USD trong quý IV/2021.