Xã hội

Nên tăng lương tối thiểu vùng từ 1-7-2022

Thay mặt cộng đồng doanh nghiệp, 8 hiệp hội gồm: Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, Hội Lương thực TP HCM, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Hiệp hội các Nhà sản xuất xe máy Việt Nam vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị lùi thời hạn tăng lương tối thiểu vùng đến ngày 1-1-2023 thay vì 1-7-2022 như đề xuất của Hội đồng Tiền lương guốc gia.

Nên tăng lương tối thiểu vùng từ 1-7-2022  - Ảnh 1.

Ông Ngọ Duy Hiểu- Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam

Là Phó chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia, đồng thời là Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, ông Ngọ Duy Hiểu cho rằng ông và phần đông cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động (NLĐ) đã biết được thông tin 8 hiệp hội có kiến nghị này.

"Nhiều cán bộ công đoàn và NLĐ bày tỏ sự bức xúc với tôi, họ cho rằng NLĐ đã chia sẻ với DN rất nhiều, nhất là trong thời gian dịch bệnh, làm việc "3 tại chỗ", đồng ý tăng giờ làm thêm. Nay NLĐ vẫn đang khó khăn, đối mặt với giá cả leo thang, một bộ phận khó khăn gay gắt. Thông tin các Hiệp hội kiến nghị chưa tăng lương từ ngày 1-7-2022 làm cho một bộ phận NLĐ buồn, tâm tư. Họ cho rằng tăng lương không chỉ giúp giảm bớt khó khăn cho NLĐ, mà quan trọng hơn là tạo động lực để họ làm việc với năng suất cao hơn, kết quả tốt hơn" - ông Ngọ Duy Hiểu cho hay.

Theo Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, vấn đề kiến nghị của các Hiệp hội không phải là vấn đề mới. Nhiều năm trước cũng vậy. "Nhưng tôi tin tưởng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ đưa ra quyết định sáng suốt vì NLĐ, vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp" - ông Hiểu bày tỏ.

Nên tăng lương tối thiểu vùng từ 1-7-2022  - Ảnh 2.

Ông Đặng Thuần Phong - Phó chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Đặng Thuần Phong, Phó chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội, cho rằng việc kiến nghị là quyền của các hiệp hội, còn giải quyết thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận vấn đề rằng dịch Covid-19 đã được kiểm soát tốt và cuộc sống đang trở lại bình thường. Cùng với đó, chúng ta thấy rằng thời gian qua có rất nhiều Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ ban hành để hỗ trợ DN cũng như chia sẻ với NLĐ.

"Đối với DN, từ các Nghị quyết số 42, 68, 03… còn với NLĐ, chúng ta cần phải kéo họ trở lại thị trường lao động để đảm bảo ổn định sản xuất trong tình hình mới là hết sức cần thiết, đo đó việc tăng lương cho NLĐ từ 1-7-2022 là hết sức cấp bách, cần thiết bởi sự chịu đựng của NLĐ trong suốt 2 năm qua là quá lớn, dù vẫn biết khó khăn đều đến đối với DN và NLĐ thời gian qua, nhưng NLĐ bị chịu đựng ảnh hưởng quá nặng nề. Do vậy tôi ủng hộ Chính phủ tăng lương từ 1-7" - Phó chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội bày tỏ.

Theo ông Đặng Thuần Phong, dù việc tăng lương từ 1-7 sẽ gây khó khăn cho một bộ phận DN nhưng khó khăn này không phải là khó triệt để hay không thể tăng lương cho NLĐ. "Đáng ra giai đoạn này cần phải chăm lo hơn nữa cho NLĐ"- ông Phong nêu quan điểm và nói thêm rằng Hội đồng Tiền lương quốc gia đã rất trách nhiệm và đã đồng thuận rất cao khi xem xét sự hài hòa lợi ích giữa DN và NLĐ, cân nhắc đầy đủ các yếu tố để quyết định tăng lương từ 1-7 cho NLĐ.

Nên tăng lương tối thiểu vùng từ 1-7-2022  - Ảnh 3.

Ông Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội

Đồng quan điểm, ông Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội; một chuyên gia trong lĩnh vực lao động, tiền lương - nhấn mạnh các hiệp hội mong muốn như vậy cũng cần thiết tuy nhiên việc tăng lương cho NLĐ từ 1-7 là vấn đề cấp bách, cần thiết khi cuộc sống của NLĐ đang hết sức khó khăn.

"Hội đồng Tiền lương quốc gia cũng đã phân tích, đánh giá, cân nhắc thấu đáo trước khi bỏ phiếu, và kết quả bỏ phiếu đã thể hiện sự chia sẻ của chủ sử dụng lao động đối với NLĐ và coi NLĐ như là trung tâm của quá trình sản xuất, kinh doanh và phát triển của DN. Điều này thỏa mãn được yêu cầu bù đắp một chút cho NLĐ trong bối cảnh họ đang hết sức khó khăn. Điều này sẽ khuyến khích, khích lệ NLĐ gắn bó hơn với DN, tạo cơ hội để DN phục hồi và phát triển"- ông Bùi Sỹ Lợi nói và đề nghị Chính phủ nên cho thực hiện việc tăng lương theo đề xuất của Hội đồng Tiền lương quốc gia.

Trước đó, tại phiên họp lần hai hôm 12-4 vừa qua, sau khi cân nhắc các yếu tố để hài hòa lợi ích giữa các đối tượng bị tác động, 100% thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng ý tăng lương tối thiểu vùng năm 2022 là 6%; 15/17 thành viên đồng ý tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1-7-2002.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Chính phủ “chốt” phương án làm Vành đai 4 giảm hơn 9.200 tỷ đồng

Sau nhiều lần yêu cầu thành phố Hà Nội và Tư vấn bổ sung, hoàn thiện phương án thiết kế, lãnh đạo Chính phủ vừa họp với thành phố Hà Nội, các Bộ, ngành có liên quan và thống nhất triển khai đường Vành đai 4 với tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng (giảm hơn 9.200 tỷ đồng so với phương án trước đây).

Căn hộ mở bán mới hút đầu tư, TP Thủ Đức là tâm điểm

Nguồn cung hạn chế, giá bán các sản phẩm nhà ở tại Tp.HCM neo ở mức cao. Dự báo, giá nhà trong quý tới còn tiếp tục đi lên, phân khúc chung cư cao cấp đủ điều kiện pháp lý, chuẩn bị mở bán được ưa chuộng nhất là các khu vực đang được hưởng lợi lớn từ các siêu dự án hạ tầng như TP Thủ Đức.

Vụ bà Nguyễn Phương Hằng: Công an làm việc với chủ kênh Youtube “Lang thang đường phố”

Ngày 18/4, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM cho biết, đang điều tra mở rộng vụ bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, ngụ quận 1, Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Nhà đầu tư nên làm gì sau chuỗi giảm hơn 90 điểm của VN-Index?

Tâm lý hoảng loạn xảy ra không chỉ ở phiên hôm nay mà kéo dài trong vòng 6,7 phiên gần đây. Nhiều cổ phiếu đã chiết khấu từ đỉnh khá sâu cho thấy nhiều nhà đầu tư rơi vào trạng thái hoang mang và bán tháo danh mục. Câu hỏi đặt ra lúc này là nhà đầu tư nên làm gì trong cơn bĩ cực.

Vì sao phải dừng triển khai Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu?

Có tổng mức đầu tư khoảng 21.000 tỷ đồng nối Hòa Bình với thị trấn Mộc Châu (Sơn La), tuy nhiên việc triển khai và huy động vốn xã hội hóa bằng hình thức đối tác công tư (PPP) gặp một số khó khăn nên dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu vừa được Chính phủ yêu cầu dừng, tìm hình thức đầu tư mới.