Thẻ căn cước được sử dụng vĩnh viễn hay có thời hạn?
Căn cứ theo Điều 19 Luật Căn cước 2023 quy định như sau:
Điều 19. Người được cấp thẻ căn cước
1. Người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam.
2. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.
3. Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.
Căn cứ theo Điều 21 Luật Căn cước 2023 quy định như sau:
1. Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
2. Thẻ căn cước đã được cấp, cấp đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị sử dụng đến tuổi cấp đổi thẻ căn cước tiếp theo.

Ảnh minh họa
Theo đó, có 4 mốc tuổi công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước là đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
Ngoài ra, thẻ căn cước đã được cấp trong thời hạn 02 năm trước độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước sẽ có giá trị sử dụng đến tuổi cấp đổi thẻ căn cước tiếp theo.
Như vậy, thẻ căn cước sẽ có thời hạn sử dụng và phụ thuộc vào độ tuổi của người được cấp, cụ thể như sau:
- Thẻ Căn cước được cấp cho công dân Việt Nam trước khi đủ 12 tuổi: có thời hạn sử dụng đến khi đủ 14 tuổi.
- Thẻ Căn cước được cấp cho công dân Việt Nam từ khi đủ 14 tuổi đến 23 tuổi: có thời hạn sử dụng đến khi đủ 25 tuổi.
- Thẻ Căn cước được cấp cho công dân Việt Nam từ khi đủ 25 tuổi đến 38 tuổi: có thời hạn sử dụng đến khi đủ 40 tuổi.
- Thẻ Căn cước được cấp cho công dân Việt Nam từ khi đủ 40 tuổi đến 58 tuổi: có thời hạn sử dụng đến khi đủ 60 tuổi.
- Thẻ Căn cước được cấp cho công dân Việt Nam khi đủ 58 tuổi trở lên: có thời hạn sử dụng đến khi người đó chết.
Như vậy có thể thấy, nếu một người làm thẻ Căn cước (dù là mã vạch hay gắn chip) khi đã đủ 60 tuổi, thẻ đó sẽ có giá trị sử dụng suốt đời, trừ trường hợp thẻ bị mất, hư hỏng hoặc có nhu cầu cấp đổi.
Ngoài ra, những người trên 60 tuổi đang sử dụng thẻ Căn cước công dân mã vạch cũng được tiếp tục sử dụng thẻ này đến khi qua đời mà không bắt buộc phải đổi sang thẻ gắn chip.
Lưu ý: Quy định này vẫn được áp dụng vào năm 2026 dựa trên các thông tin pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, từ 01/7/2024, Luật Căn cước 2023 có hiệu lực, đổi tên "Căn cước công dân" thành "Căn cước" và có một số thay đổi về thủ tục, nhưng quy định về thời hạn vô thời hạn cho người từ 60 tuổi trở lên không thay đổi.
3 trường hợp bị giữ thẻ căn cước?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 29 Luật Căn cước 2023 quy định như sau:
Điều 29. Thu hồi, giữ thẻ căn cước
1. Thẻ căn cước bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Công dân bị tước quốc tịch Việt Nam, được thôi quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
b) Thẻ căn cước cấp sai quy định;
c) Thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa.
2. Thẻ căn cước bị giữ trong trường hợp sau đây:
a) Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
[...]
Như vậy, có 03 trường hợp bị giữ thẻ căn cước bao gồm:
- Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
- Người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.