Kỹ năng sống

‘Muốn đãi bạn một bữa thịnh soạn, nhưng người bạn đó lại kéo thêm 7 người nữa, bạn sẽ làm gì?’ - 9X dứt khoát bày tỏ quan điểm, lập tức được tuyển luôn!


Cách đây không lâu, có một tin tức nói, một người tên Trương mời bạn mình đi ăn. Kết quả là người bạn này đã dẫn theo 10 người mà không báo trước, Trương cũng không biết ai trong số họ. Người bạn nói rằng muốn giới thiệu để Trương quen biết nhiều hơn. Những người bạn này cũng không xem người ngoài, gọi đồ ăn gọi rượu, gọi thuốc lá…

Cả chục người ăn uống vui vẻ, nhưng Trương lại cảm thấy mình là người ngoài cuộc. Vì thể diện, Trương cuối cùng vẫn nghiến răng trả hóa đơn, sau khi thanh toán hóa đơn xong, anh giận người bạn của mình cả nửa tháng.

Có một công ty tuyển quản lý kho hàng, có 3 người lọt vào vòng phỏng vấn thứ hai. Đích thân ông chủ tham gia buổi phỏng vấn thứ 2. Về mặt kĩ năng chuyên môn, cả ba người ngang tài ngang sức. Trong vòng phỏng vấn lần này, thay vì hỏi những câu hỏi liên quan tới công việc, lãnh đạo đã hỏi một câu hỏi khá không liên quan: "Bạn mời một người bạn đi ăn tối, nhưng người bạn này không báo trước mà tự ý dẫn theo 7 người bạn đến, nói là muốn giới thiệu mọi người với nhau. Nếu là bạn, bạn sẽ xử lý tình huống bất ngờ này như thế nào?" Ba ứng viên hơi sững người, câu hỏi này khá xa vời với yêu cầu công việc.

Ứng viên đầu tiên là một 8X, không đoán được ý đồ của ông chủ khi hỏi câu hỏi này là gì, anh ấy trả lời theo cách hiểu của mình, "Có bạn từ xa đến không phải là một niềm vui sao? Tới tuổi đi làm, cần mở rộng quan hệ xã giao. Tôi chủ động đãi khách, bạn của tôi mang theo bạn bè của anh ấy, có thể giúp mở rộng vòng kết nối xã hội của tôi. Những người khác có thể nghĩ là mình chịu thiệt, nhưng tôi thì ngược lại, tôi nghĩ đó là một cơ hội để kết bạn, tôi sẽ vẫn mời và cũng sẽ kết bạn với bạn của bạn."

‘Muốn đãi bạn một bữa thịnh soạn, nhưng người bạn đó lại kéo thêm 7 người nữa, bạn sẽ làm gì?’ - 9X dứt khoát bày tỏ quan điểm, lập tức được tuyển luôn!  - Ảnh 2.

Minh hoạ

Người thứ hai một 9X. "Tôi đã từng gặp phải một sự việc thực tế như vậy. Những gì tôi làm lúc đó chính là câu trả lời cho câu hỏi này. Sếp cũ mở lời bảo tôi mời anh ấy ăn tối, tôi rất vui vẻ đồng ý. Vì phép lịch sự, tôi đề nghị ông chủ chọn nhà hàng. Kết quả là khi tôi đến nhà hàng vào buổi tối, ông chủ đã gọi thêm vài người thân và bạn bè, họ ngồi đầy một bàn lớn, tôi là người ngoài duy nhất. Tôi nén cơn giận và ăn tối với họ. Tôi cũng phớt lờ ông chủ của mình kể từ sau đó. Sau đó nữa tôi xin nghỉ việc. Gặp phải chuyện như thế này, không thể nào nói là họ vô tư, không hiểu chuyện, rõ ràng là một sự lợi dụng."

Ứng viên thứ ba là một gen Z, "Bạn của tôi sẽ không bao giờ làm những chuyện như vậy, những người có suy nghĩ như vậy cũng không xứng làm bạn tôi. Nếu thực sự gặp phải trường hợp này, tôi tuyệt đối sẽ không do dự, phải quyết đoán rõ ràng, nói rõ với họ, hôm nay tôi chỉ mang đủ tiền để trả cho một bữa ăn hai người, không nghĩ sẽ có nhiều người tới như vậy, nếu đã tới rồi, vậy thì mọi người chia đều tiền. Phải nói rõ ngay từ ban đầu, tuyệt đối không để gây ra hiểu lầm. Nếu người bạn không vui, muốn tôi trả tiền, tôi sẽ nói, mọi người thân thiết với nhau, hôm nay để mọi người ăn uống với nhau, tôi là người ngoài không tiện làm phiền, lần tới tôi mời bạn ăn sau. Rồi sẽ rời đi, tuyệt đối không được do dự chỉ vì sĩ diện."

Ông chủ sau cùng đã tuyển dụng người thứ ba. Nhận xét của anh ấy: Tôi đang tuyển dụng vị trí quản lý kho, yêu cầu cốt lõi của vị trí này là phải có nguyên tắc, với những việc vô lý, phải dứt khoát, không được chần chừ chứ đừng nói đến chuyện mập mờ. 

Người thứ nhất, cố tỏ ra là hảo hán, kiếm cớ tự an ủi mình, không thích hợp làm công việc quản lý kho hàng; người thứ hai, mặc dù kiểm soát cảm xúc tốt, nhưng vẫn khá sĩ diện. Ứng viên thứ 3 có có lập trường, có nguyên tắc và chính kiến riêng, hoặc là mọi người tuân thủ luật chơi, hoặc là tôi rời đi ngay lập tức, xử lý mọi việc rõ ràng dứt khoát. Nếu bạn là sếp, bạn sẽ thích ứng viên nào hơn?

Cùng chuyên mục

Đọc thêm