Tại buổi làm việc của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại Hòa Bình về hoạt động ngân hàng, tín dụng chính sách trên địa bàn, ông Nguyễn Phi Long, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hòa Bình, đã trao đổi một số thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trên địa bàn tỉnh.
- TIN LIÊN QUAN
-
10 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất năm 2023 06/02/2024 - 09:48
-
Tỷ lệ nợ xấu tiềm ẩn ngân hàng vượt 6%
Về hoạt động ngân hàng, ông cho biết ngành ngân hàng đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã của tỉnh, tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0,49%/tổng dư nợ, đây là mức thấp so với mặt bằng chung toàn ngành.
Theo báo cáo tại buổi làm việc, tính đến cuối năm 2023, tổng dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đạt 40.061 tỷ đồng, tăng 5.710 tỷ đồng (tăng 16,6%) so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng của toàn nền kinh tế (13,5%).
Trong đó, dư nợ ngắn hạn chiếm 45,2%; dư nợ trung dài hạn chiếm 54,8%. Trong hai tháng đầu năm 2024, tổng dư nợ cho vay và tổng nguồn vốn hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn có xu hướng giảm nhẹ từ 1-2%.
Các ngân hàng thương mại thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm với doanh số cho vay đạt 475,4 tỷ đồng/20 khách hàng, số tiền đã hỗ trợ lãi suất trên 2 tỷ đồng; cơ cấu lại nợ cho 80 khách hàng (trong đó có 51 khách hàng doanh nghiệp và 29 khách hàng cá nhân),...
Cùng với đó, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đạt doanh số cho vay năm 2023 là 1.278,4 tỷ đồng, với trên 30.000 lượt khách hàng vay; doanh số cho vay 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 244,9 tỷ đồng, với trên 5.200 lượt khách hàng vay vốn…