Xã hội

Một ông lớn Thái Lan muốn mở rộng đầu tư sản xuất xi măng tại Việt Nam

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh vừa có buổi làm việc với ông Aidan John Lynam, Tổng giám đốc Tập đoàn Siam City Cement (Thái Lan).

Ông Aidan John Lynam cho biết Siam City Cement đã hoàn thiện các thủ tục cần thiết để tiến hành mở rộng đầu tư ở Việt Nam.

Đồng thời, tích cực hợp tác với Viện Vật liệu xây dựng ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất xi măng, phát triển sản phẩm mới.

Tập đoàn Siam City Cement được thành lập năm 1969, bắt đầu sản xuất xi măng vào năm 1972. SCCC chuyên cung cấp các sản phẩm xi măng, cốt liệu và giải pháp xây dựng và là một trong những nhà sản xuất xi măng lớn nhất Thái Lan.

Tập đoàn có kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh ra nhiều nước trong khu vực như: Indonesia, Cambodia, Bangladesh, Sri Lanka và Việt Nam.

Sau nhiều năm hợp tác, Tập đoàn Siam City Cement đã đạt được thành tựu tại nhà máy xi măng tỉnh Kiên Giang, góp phần cung cấp ổn định xi măng và vữa xây dựng cho thị trường khu vực miền Nam.

Hiện, Bộ Xây dựng đang phối hợp cùng các địa phương thực hiện quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng, trong đó có khoáng sản để sản xuất xi măng.

Vì vậy, Siam City Cement cũng cần rà soát, đánh giá nguồn nguyên liệu trong quá trình mở rộng dây chuyền sản xuất xi măng tại Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng làm việc với Tập đoàn Siam City Cement (Thái Lan). (Ảnh: Bộ Xây dựng)

Cả phía doanh nghiệp và Bộ Xây dựng đều cho rằng sản xuất xi măng đang đặt ra nhiều thách thức về khai thác tài nguyên khoáng sản, đầu tư, sản xuất, sử dụng tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng.

Vì vậy, cần có giải pháp hiệu quả để khắc phục những khó khăn thách thức để ngành công nghiệp xi măng phát triển bền vững, góp phần bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường.

Theo thống kê của Hiệp hội Xi măng, cả nước có 90 dây chuyền sản xuất xi măng, với tổng công suất 107 triệu tấn. Việt Nam đang đứng thứ 5 Thế giới về năng lực sản xuất xi măng, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nga.

Sản lượng sản xuất của Việt Nam gần như liên tục tăng qua các năm, trong đó năm 2000 là 13 triệu tấn đến năm 2021 lên tới 101 triệu tấn.

Tiêu thụ xi măng năm 2021 đạt khoảng 105 triệu tấn, trong đó xuất khẩu chiếm 43%, nội địa 57%. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp, ngành này tiêu thụ vượt mốc 100 triệu tấn.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

“Ghìm cương” lạm phát

Đến nay, Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt lạm phát. Tuy nhiên theo các chuyên gia, giá nguyên, nhiên liệu đầu vào, nhất là giá xăng dầu tăng cao đang là thách thức lớn.

"Thủ phủ khẩu trang" ở Bắc Ninh bây giờ ra sao sau dịch COVID-19?

Năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát, những nhà xưởng sản xuất khẩu trang ở thôn Xuân Lai (huyện Gia Bình, Bắc Ninh) luôn kín cổng cao tường, hoạt động hết công suất. Các hộ kinh doanh nhờ vậy cũng 'đổi đời' chỉ trong khoảng thời gian ngắn khi số tiền họ kiếm được lên tới hàng chục tỉ đồng.