Tài chính

Một cổ phiếu ngân hàng tăng 22% trong tuần qua

Đóng cửa tuần này (18/11), có 13/27 mã ngân hàng tăng giá so với cuối tuần trước. Trong đó, mã tăng mạnh nhất là NVB của Ngân hàng Quốc dân (NCB), tăng tới 22%, với 2 phiên đứng giá tham chiếu và 3 phiên tăng giá, trong đó có 1 phiên tăng kịch trần 10%. Mức tăng chỉ trong 5 phiên gần đây của NVB đã bù lại được 3 tuần lao dốc trước đó.

Các cổ phiếu tăng mạnh tiếp theo là STB (9,6%), OCB (7,9%), VIB (5,1%),…

Trong đó, STB tăng mạnh kèm thanh khoản dẫn đầu ngành, đạt 2.600 tỷ đồng tuần qua. Ngoài ra, cổ phiếu này cũng là mã được khối ngoại gom mạnh nhất, mua ròng tới hơn 50 triệu đơn vị, giá trị tới hơn 812 tỷ đồng.

OCB cũng có diễn biến tích cực, là một trong những mã giảm nhẹ nhất trong 2 phiên thị trường bị bán tháo đầu tuần (14-15/11) và tăng trên 5% mỗi phiên trong 2 ngày 16-17/11. Thanh khoản của OCB tăng mạnh, đạt 153 tỷ đồng, gần gấp đôi tuần trước. OCB cũng là một trong những cổ phiếu ngân hàng được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng, gần 130.000 cp.

Một số cổ phiếu lớn cũng tăng giá như CTG (4,7%), VCB (1,3%),…Nhưng ở chiều ngược lại TCB vẫn tiếp tục giảm 0,4%, VPB giảm 4,9%,…

Trong 13 cổ phiếu ngân hàng giảm giá tuần qua, EIB là mã giảm mạnh nhất (-19,7%), với 4 phiên giảm kịch biên độ (14-17/11) và khối lượng chất sàn rất lớn. Phải đến chiều 17/11, hơn 50 triệu cp EIB mới được “giải cứu”, khớp lệnh trong những phút giao dịch cuối phiên. Phiên 17/11 cũng đánh dấu chuỗi 7 phiên giảm sàn liên tiếp của cổ phiếu này. Theo giải trình của Eximbank, việc giá cổ phiếu tăng giảm là do cung cầu thị trường, nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng. Trong khi, Eximbank cho biết hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra bình thường.

Sang phiên 18/11, EIB bất ngờ đảo chiều tăng kịch trần với hơn 5 triệu cp được khớp lệnh, giúp mức lỗ của nhà đầu tư được thu hẹp xuống gần 20% trong tuần qua và khoảng 47% kể từ đầu tháng 11.

Thanh khoản khớp lệnh của EIB tuần qua tăng đột biến, đạt hơn 1.000 tỷ đồng, gấp 2,5 lần tuần trước. Ngoài ra, theo phương thức thoả thuận có 68 triệu cp EIB được trao tay giữa các nhà đầu tua, giá trị gần 1.300 tỷ đồng.

Sau EIB, các mã giảm mạnh tiếp theo là các cổ phiếu trên UPCoM như VAB (-10%), BVB (-9,4%), NVB (-8,3%),…

Cổ phiếu ngành ngân hàng đã có một tuần giao dịch “bùng nổ” khi giá trị giao dịch khớp lệnh đạt hơn 13.000 tỷ đồng, tương đương bình quân 2.600 tỷ đồng/phiên. Có tới 5 mã có giá trị giao dịch đạt trên 1.000 tỷ, ngoài STB và EIB được nhắc đến ở trên còn có VPB (1.400 tỷ), CTG (1.300 tỷ), MBB (1.300 tỷ).

Khối ngoại không chỉ gom mạnh STB mà còn mua ròng nhiều mã ngân hàng trong tuần này như CTG (hơn 11,5 triệu cp), HDB (hơn 8 triệu cp), SHB (3 triệu cp), BID (1 triệu cp),…Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 6,4 triệu cp MBB, 2,9 triệu cp VPB,…

Một cổ phiếu ngân hàng tăng 22% trong tuần qua - Ảnh 1.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.