Doanh nghiệp

Mộc Châu Milk tập trung nghiên cứu, phát triển sản phẩm

Tóm tắt:
  • Mộc Châu Milk tập trung nghiên cứu và phát triển sản phẩm sữa chất lượng cao.
  • Quản lý chất lượng nghiêm ngặt từ nông dân đến nhà máy, sử dụng công nghệ tiên tiến.
  • Người tiêu dùng Việt ưu tiên thực phẩm dinh dưỡng, đồ uống lành mạnh ngày càng tăng.
  • Công ty mở rộng hệ thống phân phối và phát triển các sản phẩm mới thân thiện môi trường.
  • Kế hoạch kinh doanh năm 2025 dự kiến doanh thu 3.159,8 tỷ đồng, lợi nhuận tăng đáng kể.

Công ty Cổ phần Giống sữa bò Mộc Châu (Mộc Châu Milk) đang đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Trong đó, quy trình quản lý chất lượng được kiểm soát nghiêm ngặt từ người nông dân đến nhà máy. 100% sản phẩm được cam kết đạt tiêu chuẩn sạch, thơm ngon, sản xuất trên dây chuyền sữa tươi tiệt trùng với thiết bị và công nghệ Tetra pak tiên tiến từ Thụy Điển.

Trang trại chăn nuôi bò sữa của Mộc Châu đạt tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: Mộc Châu Milk

Trang trại chăn nuôi bò sữa của Mộc Châu đạt tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: Mộc Châu Milk

Báo cáo thị trường từ Cimigo cho hay, người tiêu dùng Việt ngày càng ưu tiên thực phẩm giàu dinh dưỡng, thay đổi thói quen nấu nướng và chuộng đồ uống lành mạnh như sữa, sữa chua, nước trái cây, sinh tố.

Công ty Nghiên cứu thị trường quốc tế Research and Markets cũng dự báo tiêu thụ sữa bình quân tại Việt Nam năm 2023 đạt 28 lít mỗi người, tăng 8% so với 2022 và cao hơn mức trung bình 18 lít của Đông Nam Á. Đến 2030, con số này có thể đạt 40 lít một người, tăng trưởng khoảng 4% mỗi năm nhờ ý thức dinh dưỡng cao hơn và thu nhập cải thiện. Xu hướng tiêu dùng hiện nay đề cao sự tiện lợi và với Gen Z trở thành nhóm dẫn dắt thị trường nhờ lối sống xanh, tư duy hiện đại và sử dụng công nghệ.

"Do xu hướng tiêu dùng luôn thay đổi, chúng tôi đẩy mạnh nghiên cứu - phát triển, ra mắt - cải tiến 9 sản phẩm mới, từ sữa tươi, sữa chua đến thức uống dinh dưỡng. Điều này nhằm mang đến nhiều lựa chọn phong phú, phù hợp hơn với khẩu vị và lối sống của người hiện đại", đại diện Mộc Châu Milk chia sẻ.

Bên trong nhà máy của Mộc Châu Milk. Ảnh: Mộc Châu Milk

Bên trong nhà máy của Mộc Châu Milk. Ảnh: Mộc Châu Milk

Công ty cũng tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm mới có tính đột phá, giá trị dinh dưỡng cao và thân thiện với môi trường. Năm nay, chiến lược nghiên cứu và phát triển sẽ tiếp tục tập trung đổi mới sáng tạo, sử dụng nguyên liệu tự nhiên và vật liệu bao bì thân thiện môi trường nhằm nâng cao trải nghiệm người tiêu dùng.

Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ mở rộng và tối ưu hóa hệ thống phân phối đa kênh. Trong đó, củng cố kênh truyền thống với mục tiêu tăng thêm 8.000 điểm bán mới và mở rộng hệ thống nhà phân phối tại miền Trung, Nam. Song song, doanh nghiệp đẩy mạnh hiện diện tại kênh hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi và chuỗi cửa hàng giới thiệu sản phẩm đặt mục tiêu mở thêm ít nhất 20 cửa hàng trong năm. Kênh thương mại điện tử cũng được ưu tiên phát triển, đặc biệt trên các nền tảng tăng trưởng nhanh như TikTok.

Hình ảnh họp đại hội đồng cổ đông trực tuyến của Mộc Châu Milk. Ảnh:

Hình ảnh lãnh đạo Mộc Châu Milk họp đại hội đồng cổ đông trực tuyến vào ngày 23/4. Ảnh: Mộc Châu Milk

Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 công ty diễn ra vào ngày 23/4, đã phê chuẩn kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận bền vững, đặt trọng tâm vào hiệu quả hoạt động và thích ứng nhanh với xu hướng thị trường. Cụ thể, doanh thu thuần năm 2025 kế hoạch là 3.159,8 tỷ đồng, tăng 8,3% so với năm 2024. Lợi nhuận trước thuế kế hoạch là 341,3 tỷ đồng, tăng 35,4%, và lợi nhuận sau thuế ước đạt 293,8 tỷ đồng, tăng trưởng 33,6% so với năm 2024.

Về phân phối lợi nhuận, công ty công bố chính sách cổ tức bằng tiền năm tài chính 2025 tối thiểu 50% lợi nhuận sau thuế năm 2025, trích quỹ khen thưởng phúc lợi 10% lợi nhuận sau thuế.

Các tin khác

Vì sao nhiều người rút tiền gửi ngân hàng?

Lãi suất huy động giảm khiến việc gửi tiết kiệm trở nên kém hấp dẫn và dòng tiền dần rút khỏi ngân hàng. Các ngân hàng phải tìm cách xoay xở để thu hút nguồn vốn phục vụ nền kinh tế.

Việt Nam cần sớm có Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân

Dù đều thống nhất Việt Nam cần sớm có Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp cũng lo ngại về những thách thức để tuân thủ luật này và đề xuất điều chỉnh dự luật cho phù hợp, khả thi hơn.

Chủ tịch BSR: Đang kiến nghị PVN thoái vốn để tránh rủi ro huỷ niêm yết, muốn tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược

Lãnh đạo Lọc hoá dầu Bình Sơn cho biết trong giai đoạn tới, công ty sẽ đi làm việc trực tiếp với các nhà đầu tư có tiềm năng về dầu thô, tài chính để mời tham gia vừa đầu tư, thu xếp tài chính vừa cung cấp dầu thô cho dự án nâng cấp và các dự án khác trong tương lai.

Sử gia, phi công Mỹ nói về B-52 bị Việt Nam bắn rơi: Tổn thất chiến thuật, hệ quả chiến lược

Đến nay, Việt Nam vẫn là quốc gia duy nhất bắn rơi B-52 trong chiến đấu, một biểu tượng sống động của tinh thần kháng chiến và nghệ thuật phòng không hiện đại. Giáo sư Mark Clodfelter, tác giả cuốn "The Limits of Air Power" (Giới hạn của sức mạnh không quân), đánh giá sự kiện pháo đài bay bị bắn hạ là bước ngoặt trong tư duy chiến lược Mỹ.