Đông đảo khách mời tham dự buổi lễ họp báo công bố đề án "Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022-2024"
Đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới thông qua văn hóa ẩm thực
Đại diện Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam cho rằng văn hóa ẩm thực Việt Nam là một kho tàng di sản vô giá của Việt Nam. Việc khảo sát, phát hiện, giới thiệu và thu thập dữ liệu của văn hóa ẩm thực Việt Nam là bước đệm để đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới thông qua văn hóa ẩm thực, thúc đẩy cạnh tranh quốc gia và là tiền đề của phát triển kinh tế Việt Nam.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam, cũng cho hay mục đích của đề án là mang lại lợi ích cho nhiều đối tượng trong ba lĩnh vực chính gồm: Khoa học dinh dưỡng, kinh tế ẩm thực và văn hóa ẩm thực.
Trong giai đoạn 2022, đề án dự kiến thu thập cơ sở dữ liệu 300 món tiêu biểu Việt Nam và xét chọn 100 món ẩm thực đặc sắc của địa phương, được công nhận bởi hội đồng chuyên môn của Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (giấy chứng nhận được ký bởi Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam và Trưởng Hội đồng chuyên môn) đồng thời tham khảo đánh giá của cộng đồng qua các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội. Kết thúc giai đoạn 2022 sẽ là sự kiện 'Liên hoan 100 đặc sắc Việt Nam' quy tụ các nghệ nhân của 63 tỉnh, thành phố, dự kiến phối hợp tổ chức cùng với Sở Du lịch TP.HCM.
Mâm cỗ Tết theo phong tục truyền thống miền Bắc
Giai đoạn 2023, đề án dự kiến thu thập dữ liệu 1.000 món ẩm thực và phát triển thành tổng tập của dữ liệu ẩm thực Việt Nam. Qua đó, chọn ra các món tiêu biểu, đặc sắc có tính phổ biến cao của các vùng miền để xây dựng mô hình kinh tế khởi nghiệp cùng các chuyên gia của VCCA, tạo tiền đề cho thế hệ trẻ và các nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước, đưa ẩm thực Việt Nam phát triển hơn trên bản đồ thế giới.
Cùng với đó, tận dụng giá trị của đề án để xây dựng thực đơn Việt Nam theo từng vùng miền hoặc các chủ đề mang tính văn hóa truyền thống, phục vụ cho công tác ngoại giao, trao đổi văn hóa và quảng bá du lịch vùng miền Việt Nam.
Mâm cỗ An lạc miền Trung
Giai đoạn 2024, đề án sẽ triển khai chuyển đổi số cơ sở dữ liệu thành bản đồ ẩm thực Việt Nam và thiết thực hơn là hướng đến xây dựng bảo tàng ẩm thực Việt Nam theo định hướng thực tế ảo 3D và bảo tàng ẩm thực thực tế phục vụ cho du khách tham quan nếu được sự quan tâm của các tỉnh thành và các nhà đầu tư trong tương lai.
Doanh nghiệp chung tay bảo tồn và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam
Với hơn 25 năm có mặt trên thị trường, Masan Consumer đã xây dựng và đưa vào vận hành những trung tâm sản xuất quy mô lớn, công nghệ hiện đại hàng đầu trải dài trên cả nước. Các thương hiệu nổi bật của Masan Consumer như CHIN-SU, Nam Ngư, Omachi… luôn có mặt trong gian bếp của người Việt, được người tiêu dùng tin tưởng đón nhận và ưa thích.
Các thương hiệu nổi bật của Masan Consumer luôn có mặt trong gian bếp của người Việt, được người tiêu dùng tin tưởng đón nhận và ưa thích. Theo một khảo sát của Kantar Worldpanel, có đến 98% hộ gia đình Việt Nam từng sử dụng ít nhất một sản phẩm của Masan.
Các sản phẩm của Masan
Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa ẩm thực phong phú và lâu đời. Ngày nay, ẩm thực đã vượt ra khỏi biên giới nước nhà, trở thành sứ giả giới thiệu văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
Bà Đinh Hồng Vân, Giám đốc cấp cao ngành hàng gia vị, đại diện công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan, cho biết: "Chúng tôi đánh giá đề án 'Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022-2024' là rất cần thiết nhằm bảo tồn, giữ gìn, tôn vinh và phát triển nền văn hóa ẩm thực Việt. Là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm và gia vị, một phần quan trọng trong lĩnh vực ẩm thực, thông qua chương trình này, chúng tôi mong muốn đồng hành với Hiệp Hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam lâu dài để phát hiện và giới thiệu các món ngon ra khắp Việt Nam và thế giới".
"Cùng với đó, góp phần phát triển các món ngon khắp vùng miền trở thành các ngành hàng kinh doanh, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nội địa. Từ đó, tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực, chuỗi cung ứng nguyên liệu trong ngành ẩm thực, theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị văn hóa góp phần đa dạng hóa, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm ẩm thực", bà Đinh Hồng Vân chia sẻ thêm.