Măng là một nguyên liệu phổ biến trong nhiều món ăn của Việt Nam. Chúng ta thường thưởng thức chúng bằng cách luộc, nấu canh hoặc phơi khô để ăn dần, dù là dưới hình thức chế biến nào, măng cũng có kết cấu giòn và hương vị nhẹ.
Măng rất bổ dưỡng và chứa nhiều chất xơ, đồng, vitamin B6 và E trong mỗi khẩu phần ăn. Dưới đây là những lợi ích mà nó mang lại.
1. Giúp làm giảm mức cholesterol
Một số nghiên cứu cho thấy măng có thể giúp giảm cholesterol để cải thiện sức khỏe tim mạch. Ví dụ, một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chất xơ chiết xuất từ loại rau này có đặc tính hạ cholesterol mạnh mẽ.
Thêm vào đó, một nghiên cứu nhỏ từ năm 2009 trên 8 phụ nữ khỏe mạnh đã phát hiện rằng tiêu thụ khoảng 360g măng làm giảm đáng kể mức cholesterol toàn phần và LDL (xấu) sau 6 ngày, so với những người tuân theo chế độ ăn kiểm soát.
Điều này có thể do chất xơ hòa tan trong măng. Chất xơ hòa tan hấp thụ nước trong ruột và có liên quan đến việc giảm mức cholesterol. Măng cũng rất giàu sterol thực vật, chẳng hạn như beta flavonoid, sterol... có lợi cho việc điều hòa cholesterol.
2.
Măng rất giàu oligosacarit tre, là những oligosacarit đặc biệt có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu, chống oxy hóa và prebiotic.
3. Thúc đẩy sức khỏe đường ruột
Măng là nguồn chất xơ tuyệt vời, có thể thúc đẩy sự đều đặn và thậm chí có thể bảo vệ chống lại các vấn đề như bệnh trĩ, viêm túi thừa và ung thư trực tràng.
Theo nghiên cứu trong ống nghiệm, măng cũng hoạt động như một chất probiotic, cung cấp nhiên liệu cho các vi khuẩn có lợi trong ruột của bạn.
Nghiên cứu cho thấy hệ vi sinh vật đường ruột của bạn có thể đóng vai trò trung tâm trong sức khỏe và bệnh tật, giúp ngăn ngừa các tình trạng như bệnh tim, ung thư, tiểu đường loại 2, trầm cảm và béo phì.
4. Hỗ trợ giảm cân
Măng có hàm lượng calo thấp nhưng nhiều chất xơ, khiến chúng trở thành một thực phẩm bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn kiêng giảm cân lành mạnh. Chất xơ có thể làm chậm quá trình lãm rỗng dạ dày để giúp bạn cảm thấy no lâu hơn giữa các bữa ăn.
Theo đánh giá của 62 nghiên cứu, việc tăng lượng chất xơ giúp thúc đẩy giảm cân và giảm mỡ bụng, ngay cả khi không thực hiện bất kỳ thay đổi chế độ ăn uống nào khác.
Lưu ý khi ăn măng
Măng tươi chứa một lượng lớn taxiphyllin xyanua độc hại. Tuy nhiên, phương pháp chế biến khác nhau làm giảm đáng kể hàm lượng chất này, khiến chúng an toàn để tiêu thụ.
Để giảm lượng taxiphyllin, măng phải được đun sôi hoặc ngâm và sấy khô trước khi tiêu thụ.
Măng cũng được coi là chất gây bướu cổ, nghĩa là chúng có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp của bạn. Trong một nghiên cứu trong ống nghiệm, một số hợp chất được chiết xuất từ măng tre làm giảm hoạt động của các tế bào tuyến giáp chịu trách nhiệm sản xuất hormone tuyến giáp. May mắn thay, việc bổ sung đầy đủ iốt và selen vào chế độ ăn uống giúp ngăn ngừa rối loạn chức năng tuyến giáp.
Nấu chín cũng có thể vô hiệu hóa một số enzyme nhất định và giảm lượng chất gây bướu cổ.
Do đó, bạn có thể yên tâm thưởng thức măng nấu chín ở mức độ vừa phải như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, toàn diện, ngay cả khi bạn bị suy giảm chức năng tuyến giáp.
Nguồn và ảnh: Healthline