Quả kiwi có nguồn gốc từ Trung Quốc, vào năm 1904, một nữ giáo viên người New Zealand đã mang quả kiwi về quê hương của mình để trồng, điều này đã khiến cho quả kiwi dần trở nên phổ biến ở New Zealand. Thật tình cờ là vẻ ngoài màu nâu xám của nó rất giống với loài chim quốc gia của New Zealand là "chim kiwi", từ đó tên tiếng Anh của nó là "kiwi".
Do hàm lượng dinh dưỡng cao nên kiwi được mệnh danh là "vua của các loại trái cây". Về hàm lượng vitamin C, dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho thấy hàm lượng vitamin C trong quả kiwi gấp 3 lần so với chanh; 3,5 lần so với cam quýt và khoảng 12 lần so với táo. Vì vậy, nếu ăn một quả kiwi 100 gram sẽ cung cấp 93 mg vitamin C, gần như đủ cho một ngày.
Trái kiwi tuy chứa nhiều dinh dưỡng nhưng chúng ta cũng nên ăn một cách điều độ. Bốn tình huống sau đây chúng ta nên chú ý:
- Do hàm lượng kali cao trong trái kiwi, bệnh nhân bị bệnh thận nên tránh ăn trái kiwi nếu họ cần hạn chế kali.
- Đang dùng thuốc chống đông máu, nếu ăn trái kiwi không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến quá trình đông máu và hiệu quả của thuốc.
- Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng trái kiwi có tính lạnh, người bị tỳ vị hư nhược nên ăn ít.
- Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt cũng nên tránh ăn.
Kiwi còn được mệnh danh là “vua ngừa ung thư” với 6 lợi ích sau đây:
1. Phòng chống ung thư
Quả kiwi rất giàu vitamin C, lutein và beta carotene, có thể tăng cường khả năng chống oxy hóa, giảm tổn thương DNA, giảm khả năng mắc ung thư.
Không có gì lạ khi liệt kê trái kiwi là trái cây chống ung thư, bởi vì vitamin C, một chất chống oxy hóa, có thể ngăn chặn hiệu quả sự hình thành nitrit gây ung thư trong cơ thể.
2. Cải thiện sức khỏe đường ruột
Đường ruột là bộ não thứ hai của cơ thể con người, giữ cho đường ruột không bị tắc nghẽn có thể ngăn ngừa được nhiều bệnh tật. Quả kiwi chứa oligosaccharides, chất xơ và các enzym phân giải protein có chứa lưu huỳnh, có thể giúp hấp thụ thức ăn, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, cải thiện táo bón và các vấn đề khác. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng quả kiwi cũng có thể giúp giảm hội chứng ruột kích thích và bệnh viêm ruột.
3. Làm trắng da và giảm cân
Vitamin C dồi dào trong trái kiwi có thể giúp cơ thể tổng hợp collagen, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chống lại sự lão hóa da. Vitamin E có trong trái kiwi cũng là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Kiwi có hàm lượng calo thấp nhưng lại giàu chất xơ, có thể làm tăng cảm giác no và giúp giảm cân.
4. Phòng chống bệnh tim mạch
Trái kiwi có lợi ích đáng kể trong việc ngăn ngừa hình thành huyết khối, giảm chất béo trung tính và cholesterol xấu trong cơ thể. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn một quả kiwi mỗi tuần có thể giúp ích cho sức khỏe tim mạch của bạn. Bệnh nhân tim mạch có thể ăn tùy theo tình trạng bệnh của mình sau khi hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
5. Bảo vệ thị lực
Chất lutein chứa trong trái kiwi có thể cải thiện nhiều loại bệnh về mắt, bao gồm cả thoái hóa điểm vàng. Lutein bảo vệ mắt bằng cách lọc tia UV sóng ngắn.
6. Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Trái kiwi có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ do chứa serotonin. Serotonin cũng giúp tăng cường trí nhớ và giải tỏa tâm trạng chán nản.
Vậy làm thế nào để chọn trái kiwi và ăn kiwi thế nào để tốt cho sức khỏe?
Khi hái kiwi, nên chọn kiwi có màu bóng tự nhiên và không có đốm trên da, lông tơ gọn gàng, không có sẹo, cuống tươi và mềm, khi cầm vào có độ đàn hồi. Như vậy, quả kiwi sẽ tươi hơn và để được lâu hơn.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến khích ăn luôn vỏ sau khi đã rửa thật sạch và chà hết lớp lông bên ngoài vì chất xơ ở vỏ rất tốt cho sức khỏe (với điều kiện vỏ không có thuốc trừ sâu hoặc hoá chất bảo quản). Chỉ cần mỗi ngày một nửa chén kiwi, tương ứng một trái kiwi cỡ trung bình (100 – 120g) là đủ.
Kiwi khi ăn đúng cách có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như ngăn ngừa bệnh tim mạch, chống ung thư…. Vì vậy chúng ta nên sử dụng trái kiwi đúng cách để luôn có cơ thể khỏe mạnh, ung thư không tìm đến.