Kỹ năng sống

Loại cây quý có ở Việt Nam rất được người Trung Quốc yêu thích: Từ hoa đến rễ đều là tiền, vừa chơi phong thủy, vừa là "tiên dược"

Loài cây quý từng là “sản vật tiến vua”, được đại gia săn lùng

Cây mộc hương, hay còn gọi là quế hoa, là một loài cây quý hiếm, từng được dùng làm sản vật tiến vua bởi giá trị đặc biệt về mặt thẩm mỹ, dược liệu và ý nghĩa phong thủy. Với tên khoa học Osmanthus fragrans, cây thuộc họ thường vi và có nguồn gốc từ châu Á, xuất hiện phổ biến ở Trung Quốc và Nhật Bản. Ngày nay, cây được trồng rộng rãi ở các khu vực khác như châu Âu, Bắc Mỹ và cả ở Việt Nam. Tại nước ta, loài cây này phân bố tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Mộc hương là loại cây cảnh được ưa chuộng nhờ vẻ đẹp giản dị, cổ kính và sức sống bền bỉ. Đây là cây thân gỗ nhỏ, thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh và hàng rào, với chiều cao trung bình từ 3 đến 10 mét. Lá cây dài khoảng 7-15 cm, rộng từ 2,6-5 cm, có màu xanh thẫm, mép lá có răng cưa rõ rệt cùng những đường gân lớn nổi bật. Cành cây tỏa đều xung quanh, tạo dáng đẹp mắt.

Cây mộc hương sinh trưởng chậm nhưng sống rất lâu, tuổi đời có thể lên đến cả trăm năm. Đối với những người yêu thích cây cảnh, sở hữu một cây mộc hương cổ thụ với thân dáng và tán lá chuẩn chỉnh là niềm tự hào lớn. Hoa mộc hương nở quanh năm, đẹp nhất vào mùa thu, với các sắc màu phong phú như trắng, vàng nhạt, vàng sẫm.

Vì mang đặc tính phong thủy tốt, thường đại biểu cho may mắn và trường thọ, người Trung Quốc cũng rất thích loài cây này và thường trồng làm cảnh. Còn rễ cây thì tận dụng làm thuốc. Tuy nhiên, cây mộc hương ở nước ta và ở các nước khác thường có sự khác biệt, các chuyên gia có thể nhận ra. Theo tờ Đời sống & pháp luật, từ năm 2020, đã có nhiều đợt bị dân buôn cây Trung Quốc lùng mua ráo riết các cây mộc hương cổ thụ đẹp khắp các vùng miền núi phía Tây Bắc nước ta để đưa về nước họ trồng.

photo-1735028141699

Vì mang đặc tính phong thủy tốt, thường đại biểu cho may mắn và trường thọ, người Trung Quốc cũng rất thích loài cây này và thường trồng làm cảnh.

Ở Việt Nam, người ta chủ yếu trồng loại mộc hương ra hoa trắng. Hoa thường mọc thành chùm tại các kẽ lá, mỗi bông có bốn cánh đối xứng đều nhau, toát lên vẻ đẹp thanh nhã, thuần khiết. Không chỉ đẹp, hoa còn tỏa hương thơm dịu nhẹ, lan xa trong không khí, làm say lòng người.

Năm 2017, một đại gia cây cảnh có tiếng ở Sa Pa (Lào Cai) từng ngỏ ý sẽ vác cả “bao tải tiền” và đổi thêm một chiếc xe ô tô hạng sang nữa, nhằm mua được 4 cây mộc hương cổ thụ tuổi đời trên 100 năm. Tổng giá trị của 4 cây mộc hương lúc đó lên tới gần 4,5 tỷ đồng.

Chứa giá trị y học cao, là “thần dược” cho nhiều người

Không chỉ được biết đến với vẻ đẹp và hương thơm quyến rũ, mộc hương còn là một vị thuốc quý trong Đông y. Phần rễ cây thường được thu hoạch vào mùa đông, sau đó rửa sạch đất, cắt bỏ rễ tơ, xẻ thành khúc ngắn, phơi khô và bóc vỏ. Khi chế biến, người ta cần chú ý không phơi rễ quá lâu để giữ được mùi thơm tự nhiên và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Rễ cây mộc hương chứa nhiều hoạt chất có giá trị y học cao, đem lại các lợi ích sức khỏe đa dạng, có thể kể đến một số như là:

Chống viêm, giảm đau: Một số hoạt chất trong rễ cây có khả năng giảm sưng, giảm đau, đặc biệt hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị viêm khớp. Ngoài ra, khi kết hợp với các loại dược liệu khác, rễ mộc hương còn giúp giảm đau bụng cho phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt.

photo-1735028218413

Rễ cây mộc hương chứa nhiều hoạt chất có giá trị y học cao, đem lại các lợi ích sức khỏe đa dạng.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Tinh dầu chiết xuất từ mộc hương giúp làm sạch đường tiêu hóa, kích thích quá trình tiêu hóa và cải thiện các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, hoạt chất costunolide trong cây có khả năng chống loét hiệu quả, trở thành bài thuốc quý đối với những người mắc bệnh viêm dạ dày mạn tính.

Tăng cường hệ miễn dịch: Các hợp chất từ mộc hương giúp củng cố hệ thống miễn dịch, hỗ trợ cơ thể loại bỏ virus, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh. Điều này đặc biệt hữu ích đối với những người mắc bệnh mạn tính hoặc có sức đề kháng suy giảm.

Tốt cho tim mạch: Cây mộc hương có khả năng cải thiện lưu lượng máu, ổn định nhịp tim và hỗ trợ sức khỏe tim mạch tổng thể.

Hỗ trợ chức năng gan: Hoạt chất helenin trong mộc hương kích thích tiết dịch mật, cải thiện các triệu chứng như vàng da và sung huyết gan, góp phần bảo vệ và tăng cường hoạt động của gan.

Mang lại năng lượng tích cực, may mắn và tài lộc

Bên cạnh giá trị về mặt thẩm mỹ và dược liệu, mộc hương còn được biết đến như một biểu tượng mang lại năng lượng tích cực, sự may mắn và tài lộc. Hương thơm dễ chịu từ hoa mộc hương giúp thư giãn tinh thần, tạo cảm giác nhẹ nhàng và thư thái. Không chỉ vậy, loại cây này còn có khả năng điều hòa, thanh lọc không khí, mang đến bầu không khí trong lành, tươi mới, đồng thời xua tan những năng lượng tiêu cực trong không gian sống.

photo-1735028169095

Bên cạnh giá trị về mặt thẩm mỹ và dược liệu, mộc hương còn được biết đến như một biểu tượng mang lại năng lượng tích cực, sự may mắn và tài lộc.

Hình dáng cây mộc hương với thân cành vững chãi, lá xanh tốt quanh năm là biểu tượng của sự thịnh vượng, sung túc và bền bỉ. Theo quan niệm phong thủy, mộc hương phù hợp với cả năm mệnh trong ngũ hành: Kim, Thủy, Mộc, Hỏa và Thổ, nhưng đặc biệt hài hòa với mệnh Kim. Việc trồng cây mộc hương trong nhà không chỉ mang lại vẻ đẹp tự nhiên mà còn giúp gia chủ thu hút may mắn, tài lộc và bình an.

Như vậy, cây mộc hương không chỉ là một loài cây cảnh quý, đẹp và có giá trị lịch sử, mà còn là một bài thuốc tự nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe. Đồng thời, với ý nghĩa phong thủy đặc biệt, mộc hương chính là lựa chọn lý tưởng cho những ai mong muốn mang đến sự hài hòa và thịnh vượng cho không gian sống.

(Tổng hợp)

Cùng chuyên mục

Đọc thêm