Tài chính

[LIVE] ĐHĐCĐ BIDV: Dự kiến tăng vốn thêm 21,7% lên trên 61.500 tỷ đồng

Toàn cảnh đại hội đồng cổ đông thường niên BIDV sáng 28/4. (Ảnh: Diệp Bình).

Sáng 28/4, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - Mã: BID) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.

Trong năm 2023, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 10 - 15%, phù hợp với diễn biến thị trường, năng lực của BIDV và phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ngân hàng không đưa ra con số kế hoạch tăng trưởng dư nợ tín dụng trong năm 2023, tuy nhiên cho biết con số này đảm bảo tuân thủ giới hạn tín dụng cho NHNN giao. Tốc độ tăng trưởng huy động phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu dự kiến duy trì duy trì không vượt quá mức 1,4%.

Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ BIDV.

Tính đến hết quý I, BIDV ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt trên 6.600 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ năm trước. Tổng tài sản đạt trên 2 triệu tỷ đồng; Dư nợ tín dụng đạt trên 1,57 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 5%; Huy động vốn đạt trên 1,65 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 2,3%; Tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11 kiểm soát dưới 1,4% theo định hướng.

Trong năm 2023, ngân hàng đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ từ 50.585 tỷ đồng lên 61.557 tỷ đồng, tăng 21,7% so với cuối năm trước. Theo đó, ngân hàng dự kiến sẽ phát hành hơn 1 tỷ cổ phiếu trong đó gần 642 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 và phần còn lại là phát hành thêm cổ phiếu bằng hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ (455 triệu cổ phiếu) theo phương án đã được ĐHĐCĐ BIDV năm 2022 thông qua.

Tỷ lệ chi trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận giữ lại năm 201 là 12,69%, dự kiến thực hiện trong năm 2023, thời điểm cụ thể do HĐQT quyết định.

Số vốn điều lệ tăng thêm dự kiến sẽ được dùng toàn bộ vốn kinh doanh, được phân bổ sử dụng vào các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của BIDV với cơ cấu hợp lý và đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả, an toàn, tối đa hóa lợi ích cho các cổ đông. Tiến độ sử dụng vốn điều lệ tăng thêm để bổ sung vốn hoạt động kinh doanh phủ hợp theo tiến độ tăng vốn điều lệ và tình hình thị trường.

Hệ số CAR riêng lẻ của BIDV tại 31/12/2022 đạt ở mức 8,92%, trên ngưỡng quy định của NHNN. Tuy nhiên để phấn đấu đạt hệ số CAR theo định hướng của Chính phủ và ngành ngân hàng, BIDV cho rằng cần tiếp tục gia tăng vốn tự có. 

(Tiếp tục cập nhật)

Các tin khác

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Rùa Hoàn Kiếm chết là "đòn" giáng mạnh vào nỗ lực bảo tồn

Các nhà bảo tồn cho biết, cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô đang ở độ tuổi sinh sản và đã đẻ nhiều trứng. Vì vậy, cái chết của cá thể này là đòn giáng mạnh vào nỗ lực bảo tồn loài rùa quý hiếm nhất thế giới của Việt Nam cũng như quốc tế.

Tổng giám đốc Thăng Long Real Group: “Gia hạn một dự án mất 3 năm chưa hoàn thành, hồ sơ nộp lên đẩy đi khắp nơi, doanh nghiệp còng lưng gánh lãi ngân hàng…”

Nhấn mạnh tại Hội thảo vừa diễn ra tại Tp.HCM, bà Nguyễn Thái Hà, Tổng giám đốc Công ty CP Địa ốc Thăng Long (Thăng Long Real Group) cho rằng, pháp lý không phải vướng đến mức doanh nghiệp không thể gỡ được nhưng cái khó ở đây là nằm ở những cán bộ tiếp nhận hồ sơ để tháo gỡ thủ tục cho các doanh nghiệp bất động sản.