Tài chính

[Live] ĐHCĐ MSB 2022: Mục tiêu lợi nhuận 6.800 tỷ, dự kiến chia cổ tức 30%, thoái vốn tại công ty con

Sáng ngày 25/4, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) tổ chức họp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2022.

Tại đại hội, ban lãnh đạo ngân hàng trình cổ đông xem xét thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 6.800 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2021. 

Năm 2022, MSB dự kiến tổng tài sản tăng 14% lên 233.000 tỷ đồng, huy động vốn thị trường 1 và trái phiếu huy động vốn tăng 15% đạt 123.808 tỷ đồng, dư nợ tín dụng tăng 25% đạt 130.752 tỷ đồng.

[Live] ĐHCĐ MSB 2022: Mục tiêu lợi nhuận 6.800 tỷ, dự kiến chia cổ tức 30%, thoái vốn tại công ty con - Ảnh 1.

Trong năm nay, ban lãnh đạo ngân hàng đề xuất với cổ đông phương án tăng vốn điều lệ thêm 31% lên 20.000 tỷ đồng.

Cụ thể, ngân hàng dự kiến sẽ phát hành hơn 458,25 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông, tương ứng với tỷ lệ chia là 30%. Mục đích tăng vốn là để củng cố vị thế cạnh tranh của MSB nhờ tăng quy mô, nâng cao các chỉ tiêu an toàn tài chính, hỗ trợ nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn, nâng cấp cơ sở vật chất và đầu tư hệ thống cho ngân hàng. Theo đó, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng từ 15.275 tỷ đồng lên 19.857,5 tỷ đồng.

Ngoài ra, MSB cũng trình cổ đông phê duyệt kế hoạch phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động năm 2022. Số lượng phát hành tối đa 14,25 triệu cổ phiếu, giúp vốn điều lệ tăng thêm 142,5 tỷ đồng.

[Live] ĐHCĐ MSB 2022: Mục tiêu lợi nhuận 6.800 tỷ, dự kiến chia cổ tức 30%, thoái vốn tại công ty con - Ảnh 2.

Một tờ trình quan trọng khác là việc thoái vốn tại Công ty tài chính TNHH một thành viên cộng đồng (FCCOM) – có vốn điều lệ 500 tỷ đồng và thuộc sở hữu 100% của MSB.

MSB cho biết sẽ tìm kiếm đối tác chiến lược để chuyển nhượng một phần vốn tại FCCOM để cùng hợp tác đường dài với đối tác chiến lược hoặc chuyển nhượng 100% số vốn góp tại FCCOM để ngân hàng tập trung toàn bộ nguồn lực vào lĩnh vực kinh doanh chính.

Tính đến cuối năm 2021, tổng dư nợ của FCCOM là 358 tỷ đồng, doanh thu đạt 151 tỷ đồng trong năm. Lợi nhuận trước thuế là 1,97 tỷ đồng, lãi sau thuế là 0,98 tỷ đồng.

Nói về lý do đề xuất, ban lãnh đạo ngân hàng cho biết các công ty tài chính tại Việt Nam đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ. Để có được lợi nhuận tốt và phát triển bền vững, các công ty tài chính cần có sự đầu tư lớn về quản trị rủi ro, phát triển sản phẩm, đầu tư công nghệ, con người… Trên cơ sở hoạt động của FCCOM trong những năm gần đây, để phát triển tốt, kinh doanh hiệu quả và tạo vị thế trên thị trường nhiều thách thức, MSB đề xuất với cổ đông chuyển nhượng một phần vốn tại FCCOM để cùng hợp tác đường dài với đối tác chiến lược hoặc chuyển nhượng 100% số vốn góp tại FCCOM để ngân hàng tập trung toàn bộ nguồn lực vào lĩnh vực kinh doanh chính.

Trước đó, trong tháng 3/2022, HĐQT MSB đã thông qua nghị quyết về việc bán 100% vốn công ty tài chính FCCOM cho đối tác nước ngoài. Chia sẻ với các nhà đầu tư hồi cuối năm 2021, CEO MSB Nguyễn Hoàng Linh tiết lộ, thương vụ chuyển nhượng FCCOM sẽ mang lại cho MSB khoản lợi nhuận khoảng 1.800 - 2.000 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn tất và hạch toán lợi nhuận trong năm 2022.

Ngoài các tờ trình trên, ban lãnh đạo ngân hàng cũng trình cổ đông thông qua một số nội dung thuộc thẩm quyền đại hội.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

BSC kỳ vọng tối đa hóa giá trị từ thỏa thuận hợp tác với HFG

Với lợi thế về nền tảng công nghệ và kỹ thuật số hiện đại, Tập đoàn Tài chính Hana (Hana Financial Group - HFG) sẽ hỗ trợ Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và hướng đến trở thành công ty chứng khoán hàng đầu về kỹ thuật số tại Việt Nam.

Cái nôi ngành dầu mỏ nhân loại: Khai sinh giếng khoan dầu đầu tiên thế giới, đồng hoang hóa ‘kinh đô vàng đen’ nhưng đang vật vã với cơn nghiện dầu khí Nga

Khi Đức muốn từ bỏ dầu khí Nga thì ngành năng lượng nội địa của nước này sẽ đóng một vai trò quan trọng. Nhưng liệu Đức có thể đạt được mục tiêu đó. Ngôi làng nơi khai sinh ra ngành dầu mỏ của Đức sẽ tiết lộ một số manh mối.