Sự dẫn dắt của nhóm vốn hóa lớn đã kéo VN-index giao dịch tích cực ngay từ đầu phiên giao dịch hôm nay. Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục đóng vai trò giữ nhịp cho chỉ số.
Tuy nhiên, VN-Index thu hẹp đà tăng về cuối phiên sáng với sự hạ nhiệt của nhóm vốn hóa lớn. Cổ phiếu ngân hàng không còn giữ vai trò dẫn dắt, thay vào đó dòng chứng khoán vươn lên trở thành mã đóng góp tích cực nhất cho thị trường chung.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/7, Vn-Index giảm 2,16 điểm (-0,25%) còn 1.176,49 điểm. HNX-Index tăng 0,24 điểm (+0,28%) lên 284,63 điểm. UPCoM-Index tăng 0,14 điểm (+0,17%) đạt 87,46 điểm.
Nhóm tài chính bảo hiểm diễn biến tích cực gần như cả phiên nhưng đảo chiều cuối phiên
Thanh khoản thị trường phiên này giảm mạnh so với cuối tuần trước. Giá trị giao dịch toàn phiên đạt hơn 13,1 nghìn tỷ đồng.
Nhóm tài chính ngân hàng có nhiều mã lao dốc về cuối phiên.
Đóng góp nhiều nhất cho chỉ số chính hôm nay là MSN khi đem về cho VN-Index 0,5 điểm. Ở chiều ngược lại, VIC lấy mất của VN-Index gần 1,5 điểm. VHM lấy đi gần 1,1 điểm.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Ông chủ của Vingroup
Liên quan đến cổ phiếu họ Vin, Tập đoàn Vingroup là đơn vị thường xuyên đứng top đầu về vốn hóa trên thị trường chứng khoán, Vingroup luôn được xướng tên trong danh sách các doanh nghiệp đóng góp nhiều nhất vào ngân sách Nhà nước mỗi năm.
Theo báo cáo tài chính của Vingroup, năm 2021, Tập đoàn và các công ty con đã nộp tổng cộng 26.213 tỷ đồng tiền thuế cho Nhà nước, tăng 25,2% thuế phải nộp so với năm 2020. Cụ thể, thuế thu nhập doanh nghiệp là 10.722 tỷ đồng, thuế giá trị gia tăng là 4.026 tỷ đồng, thuế thu nhập cá nhân là 1.548 tỷ đồng và các loại thuế khác là 8.462 tỷ đồng.
Riêng tiền sử dụng đất, thuê đất, nghĩa vụ theo hợp đồng BT tập đoàn này phải đóng là 1.455 tỷ đồng.Trong đó, Vingroup nộp hơn 2.200 tỷ. Phần lớn nhất thuộc về công ty con Vinhomes với 12.600 tỷ. VinFast cũng nộp khoảng 5.000 tỷ vào ngân sách Thành phố Hải Phòng.
Trước đó, năm 2019, trong tổng thuế nộp hơn 38.700 tỷ, Vingroup từng đóng tiền sử dụng đất, thuê đất, nghĩa vụ hợp đồng BT lên đến gần 18.400 tỷ - mức lớn nhất trong lịch sử. Với số tiền chỉ của riêng 2 dự án bất động sản nói trên đã đóng trong nửa đầu năm, nhiều khả năng cả năm 2022 Vingroup sẽ đóng khoản thuế này ngang ngửa, thậm chí vượt mức đỉnh 2019.
Trong giai đoạn 4 năm 2018 - 2021, Vingroup đã nộp kỷ lục 101.853 tỷ đồng vào ngân sách.