![]() |
Cây đậu tonka trước khi bị sét đánh (ảnh trái) và sau khi bị sét đánh (ảnh phải).(Ảnh: pawopa3336) |
Sét thường được coi là điềm báo về sự hủy diệt trong rừng, giết chết hoặc làm hư hại cây cối. Nhưng ở các khu rừng nhiệt đới đất thấp của Panama, một loài cây nhiệt đới cao chót vót có thể đã tiến hóa và sử dụng sức mạnh của thiên nhiên này theo hướng có lợi cho nó.
Theo một nghiên cứu mới, cây đậu tonka (Dipteryx oleifera) thực sự có thể được hưởng lợi từ việc bị sét đánh.
Sống sót và phát triển mạnh sau khi bị sét đánh
![]() |
Các nhà khoa học phát hiện ra những loài cây trong rừng mưa nhiệt đới ở Panama có thể tận dụng sét đánh để tiêu diệt kẻ thù. (Ảnh: pawopa3336) |
Sử dụng hệ thống cảm biến trường điện và camera được thiết kế riêng để theo dõi các cú sét đánh, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu gần 100 lần sét đánh tại Di tích thiên nhiên Barro Colorado của Panama.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, cây đậu D. oleifera là loài cây luôn ít hoặc không bị thiệt hại gì sau khi bị sét đánh.
Gregory Moore, Đại học Melbourne (Úc) cho biết: "Trong hơn 40 năm, có một mối nguy hiểm có thể định lượng và phát hiện được khi sống cạnh cây Dipteryx oleifera. Cây cối có khả năng chết cao hơn đáng kể so với việc sống cạnh bất kỳ cây lớn cổ thụ nào khác trong khu rừng đó. Trung bình, mỗi cú sét đánh giết chết hơn 2,4 tấn sinh khối cây gần đó và gần 80% các loại dây leo ký sinh xâm chiếm tán cây đậu tonka”.
Các nhà khoa học suy đoán rằng, chìa khóa đằng sau khả năng chống sét của những cây này đến từ cấu trúc vật lý của chúng. Các nghiên cứu trước đây cho thấy cây có độ dẫn điện bên trong cao, cho phép dòng điện sét chạy qua mà không tích tụ nhiệt gây hại, giống như một sợi dây cách điện tốt.
Vì cây đậu tonka có xu hướng phát triển cao tới 40 m và sống trong nhiều thế kỷ, người ta ước tính một cây đậu tonka sẽ bị sét đánh ít nhất năm lần sau khi trưởng thành, mỗi lần sét đánh giúp dọn sạch dây leo và các cây cạnh tranh, mở tán cây để giúp cây phát triển mạnh hơn.
Gregory Moore và các đồng nghiệp hiện đang mở rộng nghiên cứu của họ sang các khu rừng khác ở châu Phi và Đông Nam Á để tìm hiểu xem sét có mang lại lợi ích cho các loài khác hay không.