Doanh nghiệp

Kinh tế phục hồi, thị trường tài chính tiêu dùng đạt tăng trưởng cao

Sau đại dịch Covid-19, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phục hồi kinh tế nhanh nhất. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính chung 9 tháng, GDP tăng 8,83%, cao nhất từ năm 2011 đến nay, phục hồi và tăng đồng đều trong cả 3 khu vực.

Nền kinh tế phục hồi tạo cơ hội cho thị trường tài chính tiêu dùng phát triển. Tại Hội thảo "Tài chính tiêu dùng – kênh dẫn vốn hiệu quả với người yếu thế" do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức ngày 18/10 mới đây, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) cho biết: Tính đến ngày 30/6/2022, tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính đạt 140.257,6 tỷ đồng, tăng 11,1% so với cuối năm 2021; trong đó dư nợ cho vay tiêu dùng và dư nợ phát hành thẻ tín dụng tăng lần lượt là 10% và 19% so với cuối năm 2021.

Bên cạnh đó, hoạt động tài chính tiêu dùng cũng nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành và của NHNN. Tại Chiến lược Tài chính toàn diện quốc gia năm 2025, định hướng đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu: "Phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp với đối tượng tiêu dùng, có mức lãi suất hợp lý, góp phần ngăn ngừa tín dụng đen".

Các hoạt động tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính được NHNN cấp phép hiện nay cũng khẳng định được vai trò, hiệu quả và thị phần trong sự phát triển chung của thị trường tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam khi tiếp cận đến các phân khúc khách hàng đại chúng chưa tiếp cận được hoặc khó tiếp cận dịch vụ ngân hàng, lịch sử tín dụng hạn chế, mức thu nhập trung bình hoặc thấp, kém ổn định, không có tài sản bảo đảm… góp phần mở rộng khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; hạn chế tình trạng "tín dụng đen", cho vay nặng lãi ở các địa bàn này.

VietCredit cán đích sớm, 9 tháng vượt 32% kế hoạch lợi nhuận sau thuế cả năm 2022

Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – mã CK: TIN) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022 với doanh thu thuần đạt 1.395 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 84 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Sau 9 tháng, VietCredit đã vượt 32% kế hoạch lợi nhuận sau thuế của cả năm 2022.

Kinh tế phục hồi, thị trường tài chính tiêu dùng đạt tăng trưởng cao - Ảnh 1.

Tính đến cuối quý 3/2022, tổng tài sản của VietCredit ghi nhận gần 6.372 tỷ đồng và cho vay khách hàng đạt gần 4.719 tỷ đồng.

Quy mô kinh doanh năm 2022 tăng cao dẫn tới tăng trưởng doanh thu từ lãi thuần của hoạt động kinh doanh và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh khác của VietCredit. Đáng chú ý, lãi thuần từ hoạt động khác của công ty đạt 74 tỷ đồng, tăng hơn 100% so với cùng kỳ năm ngoái.

Để công ty hoạt động hiệu quả, VietCredit luôn chủ động với những diễn biến trên thị trường, tập trung quản trị rủi ro và có cách thức quản trị phù hợp. Trong quá trình phát triển, VietCredit tối ưu hóa chi phí bằng việc áp dụng chuyển đổi số trong quá trình vận hành. Công ty tiếp tục đặt kỳ vọng lớn vào công nghệ để mở rộng hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ và các giải pháp tài chính, trở thành trụ cột sinh lời trong những năm tiếp theo.

Đại diện VietCredit chia sẻ: "Nhìn chung, thị trường đang chuyển biến tích cực trong bối cảnh kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ, trong đó có ngành Tài chính - Ngân hàng và đã đạt được các kết quả khả quan trong 09 tháng đầu năm 2022."

Được biết, VietCredit là công ty tài chính đầu tiên phát hành thẻ tín dụng nội địa đạt chuẩn VCCS. Điều này đã đánh dấu bước phát triển mới của công ty trong việc cung cấp các giải pháp Tài chính hiện đại, an toàn và nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính, góp phần kích cầu thị trường tiêu dùng.

Sau gần 4 năm phát triển và kinh doanh thẻ tín dụng nội địa, đến hiện tại, VietCredit là một trong những công ty hàng đầu trong việc phát hành được hơn 400,000 thẻ với mục tiêu "mỗi người dân Việt Nam một thẻ tín dụng nội địa" kỳ vọng góp phần thúc đẩy thanh toán không tiền mặt cũng như triển khai chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, từng bước đẩy lùi tín dụng đen.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Lãi suất, tỉ giá tăng: Doanh nghiệp phải làm gì để ngừa rủi ro?

Trước biến động của lãi suất và tỉ giá, áp lực lạm phát lan rộng ở nhiều quốc gia, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa điều chỉnh tăng thêm 1% lãi suất điều hành. Ðồng thời nới biên độ giao dịch VND/USD thêm tăng từ 3 % lên 5%. Trước xu thế tăng lãi suất, tỉ giá khó cưỡng này, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp (DN) cần hết sức bình tĩnh và lựa chọn giải pháp, tăng cường phòng ngừa rủi ro.

Ghi nhận doanh thu 1.260 tỷ đồng trong quý 3 nhờ chuyển nhượng dự án Astral City, Phát Đạt tiếp tục đổ bộ Bình Định, Bà Rịa -Vũng Tàu, Phú Quốc..

Quỹ đất cho phát triển bất động sản du lịch tập trung tại các đô thị biển loại II như Bình Định, Bà Rịa -Vũng Tàu, Phú Quốc... Đây là những địa điểm có dư địa tăng trưởng lớn cho ngành du lịch khi sở hữu hạ tầng kỹ thuật và kết nối giao thông đã phát triển tương đối đồng bộ.

Ngân hàng đua lãi suất, người gửi tiền... "đau đầu"

Nhiều người có tiền nhàn rỗi đang "đau đầu" khi quyết định gửi tiết kiệm bởi lãi suất huy động tại các ngân hàng liên tục tăng, mới gửi ở ngân hàng này lại phải rút tiền ra gửi ngân hàng khác với lãi suất cao hơn nhiều.

Giá đất nền ở khu vực nào “xì hơi” mạnh nhất?

Theo Bộ Xây dựng, khu vực có mức giá giao dịch giảm nhiều trong quý như: quận Hà Đông, huyện Thanh Trì, Hoài Đức (Hà Nội); quận 12, huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh); huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu); quận Sơn Trà, Liên Chiểu (Đà Nẵng); TP. Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai).