Bất động sản

‘Không vì câu chuyện Thủ Thiêm mà siết chặt đấu giá và nhìn doanh nghiệp như những con hủi’

Tại hội thảo "Đấu giá quyền sử dụng đất: Thực tiễn pháp lý và giải pháp" do báo Pháp Luật TP HCM phối hợp cùng Viện Kinh tế Xanh và Trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM tổ chức sáng ngày 20/4, PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng khoa Pháp luật Đại học Luật Hà Nội cho biết đấu giá quyền sử dụng đất liên quan đến ba thành tố: Luật chơi, sân chơi và người chơi.

Lấy ví dụ từ vụ đất giá đất Thủ Thiêm vừa qua, PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến cho rằng “người chơi tham gia cuộc đấu giá không vi phạm pháp luật. Do vậy, không vì câu chuyện Thủ Thiêm  mà siết chặt đấu giá và nhìn doanh nghiệp như những con hủi vì mục đích là phải phát triển kinh tế thị trường.

Nếu siết chặt quá thì sân chơi, môi trường đầu tư kinh doanh không hấp dẫn. Và sau câu chuyện như vậy, các doanh nghiệp cũng có tâm lý sợ hãi, dè chừng”.

Đối với luật chơi, PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến đánh giá có nhiều vấn đề cần bàn. Nếu nói rằng hệ thống pháp luật đầy đủ và được áp dụng đúng thì tại sao lại xảy ra những vụ lùm xùm như vừa qua?, ông đặt vấn đề.

 PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng khoa Pháp luật Đại học Luật Hà Nội. (Ảnh: Việt Nam Hội Nhập).

  • TIN LIÊN QUAN
  • Hiện thực lạnh lùng của tiền và đất 20/04/2022 - 14:11

  • Trái phiếu doanh nghiệp: Còn nhiều cái không đáng lo hơn không có tài sản đảm bảo, đừng vì vài 'con sâu làm rầu nồi canh'

Theo PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến, có 4 đạo luật liên quan trực tiếp đến hoạt động đấu giá: Luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2013, Luật Đầu tư 2020 và Luật Đấu giá tài sản 2016.

“Các đạo luật này do cơ quan và bộ ngành khác nhau ban hành, xây dựng. Mặc dù quốc hội có thẩm tra nhưng vẫn lồng ghép ở đâu đó những lợi ích nên tính thống nhất trong các đạo luật có vấn đề.

Cụ thể, Luật Đất đai 2013 có 3 nội dung quy định về đấu giá: (1) Nguyên tắc đấu giá quyền sử dụng đất; (2) Đất nào được đấu giá và (3) Đất nào không được đấu giá. Còn trình tự thủ tục đấu giá được quy định ở Luật Đấu giá tài sản (2016).

Tôi cho rằng Luật Đất đai sửa đổi phải bổ sung, đề cập nội dung đấu giá quyền sử dụng đất; còn trình tự thủ tục, phương thức mở bán đấu giá thì theo Luật Đấu giá tài sản.

Các quy định về đấu giá đất đã có nhưng chế tài và điều kiện chưa chặt chẽ nên cần phải rà soát, sửa đổi và bổ sung. Ví dụ như việc xác định giá khởi điểm phải theo Luật Đất đai, theo bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định hay theo giá đất cụ thể?

Hiện nay, cơ chế xác định giá đất trong Luật Đất đai 2013 có vấn đề và tôi cho rằng đây là sự không thành công. Ngay từ khi soạn thảo chúng tôi đã có ý kiến nhưng rất tiếc là cơ quan soạn thảo không lắng nghe”, PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến chia sẻ quan điểm.

Mặt khác, PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến cho rằng bảng giá đất, giá đất cụ thể trao cho cơ quan hành chính quá nhiều quyền. UBND cấp tỉnh vừa có thẩm quyền thu hồi đất, vừa có thẩm quyền xác định giá đất cụ thể.

Mặc dù giá đất cụ thể do tổ chức định giá đất độc lập thực hiện nhưng đây chỉ là mức giá tham khảo, còn phải qua hội đồng thẩm định do UBND cấp tỉnh thành lập. Trong khi đó, Chủ tịch hội đồng là Chủ tịch UBND cấp tỉnh, đại diện hội đồng là các cơ quan công quyền. Về nguyên tắc, hội đồng làm việc theo tập thể, tức phải theo số đông.

Theo PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến, “cuối cùng giá đất cụ thể cũng chỉ là bánh vẽ, Luật Đất đai 2013 chưa thể chế hóa sâu sắc Nghị quyết 19 của Ban Chấp hành Trung ương. Cho nên Luật Đất đai sửa đổi tới đây phải theo cơ chế thị trường.

Còn câu chuyện doanh nghiệp trúng đấu giá trả giá 100 tỷ USD hay 1.000 tỷ USD mà doanh nghiệp nộp đủ tiền thì không có vấn đề gì, cơ chế thị trường cho phép và các luật không cấm điều này. Chẳng qua là doanh nghiệp trả cao rồi không nộp thì mới có chuyện.

Ngoài luật pháp, chúng ta phải kết hợp tuyên truyền cho doanh nghiệp khi đấu giá nên kiểm soát cảm xúc, không vì câu chuyện hăng quá, đến lúc trấn tỉnh lại mới thấy hớ rồi bỏ.

Trường hợp đấu giá xong rồi bỏ xảy ra thường xuyên ở các địa phương khác, không chỉ riêng vụ Thủ Thiêm. Ở Bắc Giang, Bắc Ninh, tỷ lệ bỏ giá đến 30%, tức cứ 100 vụ đấu giá đã có 30 vụ bỏ giá.

Còn câu chuyện Thủ Thiêm gây sự chú ý vì doanh nghiệp bỏ giá quá sốc. Sự kiện này cũng là cơ hội để chúng ta rà soát lại chính sách luật pháp, mục tiêu là làm sao để thực hiện được chức năng quản lý đất đai và ngân sách nhà nước thu được tiền từ đấu giá.”

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Propcom đón đầu chu kỳ phục hồi của bất động sản sau dịch

Nền tảng bất động sản – công nghệ - tài chính Propcom ghi dấu ấn trên thị trường nhờ khả năng kết nối không giới hạn giữa chủ đầu tư – chuyên viên tư vấn và các chuyên gia, gia tăng doanh số cho thành viên tham gia bằng phương thức kết nối trực tuyến.

ĐHĐCĐ Vissan: Doanh thu quý I mới đạt 19% kế hoạch khi sức mua giảm, mục tiêu năm 2022 đối diện nhiều thách thức

HĐQT Vissan cho biết năm 2022, tình hình hoạt động, kinh doanh của công ty sẽ tiếp tục chịu tác động từ nhiều yếu tố khách quan, minh chứng là kết quả kinh doanh quý I hụt 6% so với mục tiêu phân bổ 25% mỗi quý, khiến áp lực doanh thu và lợi nhuận cho các quý sau tăng cao.

Cơn ác mộng đến với ông chủ WikiLeaks

Một toà án ở thủ đô London - Anh đã ban hành lệnh dẫn độ người sáng lập trang web WikiLeaks, ông Julian Assange, tới Mỹ để đối mặt cáo buộc gián điệp.

Người lao động ở Bình Dương không tiêm vắc xin sẽ không được vào nhà máy làm việc

Thống kê cho thấy, tỉ lệ tiêm vắc xin mũi 2 và mũi 3 trong công nhân lao động ở Bình Dương ở mức thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó yếu tố đóng vai trò quan trọng là chủ doanh nghiệp. Để thực hiện có hiệu quả chiến dịch tiêm chủng, đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19, Bình Dương sẽ có những chế tài, trong đó nếu doanh nghiệp không có trách nhiệm sẽ phải tự bỏ tiền mua vắc xin.