Chứng khoán

Khối ngoại mua ròng gần 320 tỷ đồng phiên VN-Index vượt 1.300 điểm, tâm điểm nhóm hóa chất, BĐS

Thị trường đuối dần về cuối phiên, một số nhóm ngành tăng mạnh giai đoạn trước như dầu khí, cảng biển, thủy sản có dấu hiệu chốt lời. Mặc dù vậy với độ rộng của mức độ lan tỏa các ngành, phiên hôm nay vẫn được đánh giá là một phiên tích cực.

VN-Index đóng cửa ở mốc 1.307,91 điểm, tăng hơn 16,56 điểm với thanh khoản giảm nhẹ. Độ rộng sản HOSE nghiêng hẳn về bên mua với 389 mã tăng/80 mã giảm, trong đó có tới 46 mã tăng kịch trần.

Liên quan đến giao dịch của NĐT nước ngoài, khối ngoại mua ròng khoảng gần 275 tỷ đồng ở riêng sàn HOSE, tương đương hơn 8,4 triệu đơn vụ cổ phiếu được gom ròng.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Về giao dịch cụ thể, cổ phiếu DPM của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí là mã thu hút lực cầu lớn nhất với quy mô 84,5 tỷ đồng. Là một trong những ngành tăng mạnh giai đoạn vừa qua, hôm nay DPM có dấu hiệu chốt lời với tỷ lệ mất giá là 1,04%. Một đại diện khác của nhóm phân bón, hóa chất cũng được gom ròng là DCM với giá trị 55,3 tỷ đồng.

Cùng chiều, cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan tiếp tục được mua ròng 65,4 tỷ đồng. Nối tiếp, dòng tiền ngoại tìm đến các bluechips như GAS (65,4 tỷ đồng), PNJ (39,5 tỷ đồng). Ngoài ra, khối ngoại cũng mua ròng một số cổ phiếu nhóm bất động sản, xây dựng như NLG (37,7 tỷ đồng), KBC (31 tỷ đồng), CTD (19,8 tỷ đồng).

Tại giao dịch chứng chỉ quỹ, hoạt động giải ngân cũng được chứng kiến tại FUESSVFL với giá trị 18,9 tỷ đồng.

  Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp. 

Tại chiều bán, cổ phiếu HPG bị rút ròng mạnh nhất với giá trị 182,4 tỷ đồng. Ngoài cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát, hoạt động rút vốn của khối ngoại không quá nổi bật trong phiên hôm nay.

Danh mục các mã bị bán ròng chủ yếu phải kể đến như NVL (45,5 tỷ đồng), MWG (36,4 tỷ đồng), E1VFVN30 (32 tỷ đồng), VIC (24,9 tỷ đồng), VNM (24,2 tỷ đồng). Cùng chiều, các mã bị bán ròng dưới 20 tỷ đồng lần lượt là VHM, VHC, HDB và SBT.

  Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp. 

Trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài đảo chiều bán ròng 14,79 tỷ đồng, tương đương hơn 93.567 cổ phiếu.

Ở chiều bán, nhóm này đảo chiều bán ròng 66,3 tỷ đồng mã PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Kế đó, HUT và SD5 bị rút ròng với giá trị lần lượt là 624 triệu đồng và 600 triệu đồng. Bên cạnh đó, nhóm này cũng rút ròng khỏi PVI, NDN, VCS, PTS,…

Ở chiều mua, cổ phiếu SHS của Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội ghi nhận giao dịch tích cực nhất khi được mua ròng hơn 21,3 tỷ đồng. Cùng chiều, TNG cũng được gom ròng mạnh với giá trị gần 17 tỷ đồng và IDC với 13 tỷ đồng.

Theo sau, quy mô mua gom cũng xuất hiện ở các cổ phiếu PVG (908 triệu đồng), NVB (512 triệu đồng), CAP (372 triệu đồng),…

Thị trường UPCoM tiếp tục ghi nhận giao dịch tích cực khi khối ngoại mua ròng lên 61,21 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 1,84 triệu đơn vị cổ phiếu.

Về giá trị cụ thể, khối ngoại duy trì mua ròng đột biến cổ phiếu BSR của Lọc hóa dầu Bình Sơn (62,8 tỷ đồng). Dòng tiền ngoại cũng tích cực tìm đến các mã FOC (2,2 tỷ đồng), ACG (2,1 tỷ đồng) và SIP (2,1 tỷ đồng), VGG (1 tỷ đồng), CLX ( 1 tỷ đồng).

Chiều ngược lại, hoạt động rút vốn chủ yếu ghi nhận tại các mã QNS (5,7 tỷ đồng), LTG (2,2 tỷ đồng), GHC (1,8 tỷ đồng), MPC (1,6 tỷ đồng) và OIL (1,2 tỷ đồng).

Ngoài ra, danh mục bán ròng còn được chứng kiến tại các cổ phiếu ACV, PVP, ABB,…

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Luật sư 30 năm ở đất Mỹ, mua 60 bộ vest nhưng lọt thỏm và “canh bạc” đầu tư 40 showroom: ‘Tôi muốn giúp quý ông mặc suit đẹp chuẩn châu Âu, giá Việt Nam’

17 cửa hàng, một con số ấn tượng giữa 2 năm đại dịch, nhưng đó mới chỉ là nửa chặng đường đầu. 40 cửa hàng mới là đích đến trong thời gian tới với thương hiệu DE OBELLY của Chủ tịch HĐQT Hà Bùi (CEO thời trang Sohee) và CEO Khanh Phạm. Cả hai đang hừng hực khí thế, muốn đưa những bộ vest vừa vặn và dễ chịu như chính làn da của người dùng tới với quý ông châu Á nói riêng và quý ông ưa chuộng suit nói chung, dù họ ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.