Chiều cao của trẻ thường do di truyền từ cha mẹ, nhưng thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục, trẻ vẫn có thể cải thiện được chiều cao của mình. Đặc biệt, nếu cha mẹ nắm bắt được giai đoạn "vàng", việc trẻ cao thêm là điều rất bình thường.
Chiều cao của anh Lưu chỉ ở mức trung bình, khoảng 1m7. Anh không muốn con trai mình sau này tự ti về chiều cao nên đã áp dụng nhiều phương pháp hỗ trợ tăng chiều cao nhưng kết quả không được như ý.
Mặc dù vậy, anh Lưu vẫn không bỏ cuộc mà luôn quan sát quá trình con mình phát triển. Vào một ngày, anh thấy con mình đột nhiên hết biếng ăn, bình thường chỉ ăn 1 bát nhưng nay bữa nào cũng ăn được hơn 2 bát cơm, đồng thời ăn nhiều thịt và rau. Anh nhận ra đây là giai đoạn con mình cần bổ sung chất dinh dưỡng để cao lớn nên bữa ăn nào cũng tăng cường các món giàu chất đạm và canxi.
Ảnh minh họa.
Chỉ trong vòng 2 năm từ lúc bắt đầu dậy thì, chiều cao của con trai anh Lưu tăng vọt đáng kể lên tới 1m8. Mọi người xung quanh không khỏi ghen tị với con trai anh. Mọi người cho rằng, anh Lưu không cao nhưng con trai lại cao lớn, quả thật là điều rất may mắn. Tuy nhiên, bản thân anh nhận thức rõ vì mình đã nắm bắt được thời điểm quan trọng nên mới cải thiện được chiều cao cho con.
Trên thực tế, khi trẻ bước vào thời kỳ phát triển chiều cao, nếu cha mẹ nắm bắt được cơ hội này, bổ sung dinh dưỡng hợp lý, cho con tập các môn thể thao hỗ trợ, trẻ có thể tăng thêm 5cm chiều cao.
3 dấu hiệu cho thấy trẻ đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chiều cao
Khi cơ thể trẻ phát triển nhanh, đồng nghĩa với việc chúng cần nhiều năng lượng hơn. Trong giai đoạn này, cha mẹ sẽ nhận ra con mình ăn uống rất ngon miệng, thậm chí ăn nhiều hơn so với trước đây.
1. Nhanh cảm thấy đói
Trẻ rất nhanh cảm thấy đói và thích ăn vặt. Thực ra, điều này cho thấy trẻ đang bước vào thời kỳ tăng trưởng chiều cao, cha mẹ cần nắm bắt cơ hội này để lên kế hoạch ăn uống hợp lý cho trẻ.
Chế độ ăn của trẻ bây giờ cần bổ sung nhiều đạm, canxi, đây là những chất cần thiết để phát triển chiều cao. Những thực phẩm nên cho trẻ ăn nhiều hơn bao gồm các loại sữa, thịt nạc, đậu phụ…
Ảnh minh họa.
2. Trẻ lười vận động
Khi chiều cao tăng lên khiến trẻ nhanh đói, ăn nhiều hơn, thức ăn quá nhiều trong cơ thể chưa kịp tiêu hóa hết dễ khiến cho thể lực giảm sút. Lúc này, trẻ có xu hướng lười biếng, mệt mỏi, uể oải, không muốn vận động nhiều.
Cha mẹ không nên nghĩ rằng con mình có vấn đề về thể chất, thực chất đây là biểu hiện bình thường. Một khi trẻ rơi vào tình trạng này, cha mẹ không cần thiết phải ép con vận động quá sức. Cha mẹ chỉ cần cung cấp cho con đầy đủ dinh dưỡng, cho trẻ ngủ đủ giấc, nhất là trong khung giờ vàng tiết ra hormone tăng trưởng từ 11 tối đến 1 giờ sáng.
Đặc biệt, cha mẹ nên nhắc nhở con không được thức quá khuya và ép chúng làm bài tập quá nhiều, điều đó hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển chiều cao của trẻ.
Ảnh minh họa.
3. Hay đau nhức
Chiều cao tăng nhanh, cơ bắp không theo kịp tốc độ phát triển của xương, rất dễ xảy ra tình trạng đau nhức khắp cơ thể. Nếu một đứa trẻ thường xuyên cảm thấy chân mình bị đau, điều đó có nghĩa xương khớp của trẻ đang phát triển.
Tất nhiên, ngoài trường hợp này còn có một tình huống đặc biệt, đó là chân của trẻ đột ngột bị chuột rút khi đang ngủ. Một khi xảy ra tình trạng này, điều đó cho thấy cơ thể trẻ đang tiết ra một lượng lớn hormone tăng trưởng.
Những những bất thường kể trên cha mẹ không cần quá lo lắng, chỉ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ là sẽ thấy chiều cao của con mình cải thiện rõ rệt.