Tài chính

Hứng chịu các lệnh trừng phạt chưa từng có, kinh tế Nga có đang khó khăn như mọi người vẫn nghĩ?

Để phản ứng lại việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, phương Tây đã phát động một cuộc chiến tranh kinh tế. Mỹ đã cấm bán nhiều loại hàng hóa cho Nga. Hàng chục công ty lớn lần lượt rút hoặc tạm hoãn hoạt động kinh doanh ở Nga. Một số quốc gia đồng loạt đóng băng 60% dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương.

Những động thái này nhắm đến việc khiến nền kinh tế Nga sa sút và trừng phạt Tổng thống Putin. Đồng rúp đã giảm 1/3 so với đồng đô la và giá cổ phiếu của nhiều công ty Nga đã lao dốc.

Chiến lược của phương Tây liệu vẫn sẽ theo đúng kế hoạch? Sự hỗn loạn trên thị trường Nga dường như đã lắng xuống. Kể từ mức thấp nhất hồi đầu tháng 3, đồng rúp đã tăng vọt và hiện đang hồi phục về gần mức trước khi xảy ra chiến sự.

Chính phủ và hầu hết các công ty đang thực hiện thanh toán bằng trái phiếu ngoại tệ. Một cuộc chạy đua rút số tiền gần 3 triệu rúp (31 tỷ USD) từ các ngân hàng đã kết thúc. Người Nga đã gửi lại phần lớn tiền mặt về tài khoản của họ.

Một loạt các chính sách giúp ổn định thị trường đã được đưa ra. Một số là những chính sách thông thường. Ví dụ như Ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất từ 9,5% lên 20%, khuyến khích người dân nắm giữ tài sản có sinh lãi của Nga. Các chính sách khác ít phổ biến hơn như chính phủ đã ra lệnh các nhà xuất khẩu chuyển 80% số tiền ngoại hối thu được thành đồng rúp.

Mặc dù vậy, nền kinh tế thực trông khoẻ mạnh hơn so với cái nhìn thoáng qua. Một phương pháp đo lường giá tiêu dùng hàng tuần cho thấy chúng đã tăng hơn 5% chỉ tính riêng từ đầu tháng Ba. Nhiều công ty nước ngoài đã rút lui, cắt giảm nguồn cung hàng hóa. Trong khi đó, đồng tiền yếu hơn và các lệnh trừng phạt đã khiến hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đỏ.

Nhưng không phải tất cả mọi thứ đều tăng giá. Vodka, phần lớn được sản xuất trong nước, chỉ đắt hơn một chút so với trước khi chiến sự bùng nổ. Chi phí xăng dầu thì vẫn giữ nguyên. Và mặc dù mới chỉ là những ngày đầu, nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy tác động lớn đối với hoạt động kinh tế.

Theo ước tính của OECD qua dữ liệu tìm kiếm trên internet, GDP của Nga trong tuần tính đến ngày 26/3 cao hơn khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2021. Các dữ liệu "thời gian thực" khác do The Economist thu thập, chẳng hạn như mức tiêu thụ điện và mức tải hàng hóa trên đường sắt, đang tăng lên.

Một phần của những điều này cho thấy người dân tích trữ hàng hóa trước khi giá tăng. Chi tiêu cho các thiết bị gia dụng đặc biệt mạnh mẽ. Nhưng chi tiêu cho các dịch vụ chỉ giảm một chút và vẫn ổn định hơn nhiều so với giai đoạn đại dịch.

Nga dường như vẫn sẽ bước vào một cuộc suy thoái trong năm nay. Nhưng liệu cuộc suy thoái có kết thúc tồi tệ như hầu hết các nhà kinh tế dự đoán. Điều này còn phụ thuộc vào ba yếu tố.

Đầu tiên là liệu những người dân Nga có bắt đầu lo lắng về nền kinh tế, khi chiến tranh kéo dài và chi tiêu giảm như đã xảy ra khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014.

Thứ hai là liệu hoạt động sản xuất cuối cùng có bị ngừng lại khi các lệnh trừng phạt ngăn chặn các công ty tiếp cận hàng nhập khẩu từ phương Tây hay không. Ngành hàng không của Nga có vẻ đặc biệt dễ bị tổn thương và ngành công nghiệp xe hơi cũng vậy. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lớn bắt đầu từ thời Liên Xô đã quen với việc hoạt động mà không cần nhập khẩu. Nếu bất kỳ nền kinh tế nào có thể xoay xở tốt khi bị cô lập, thì đó chính là Nga.

Yếu tố thứ ba và quan trọng nhất liên quan đến xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga. Mặc cho lượng lớn các lệnh trừng phạt được áp dụng, Nga vẫn bán dầu trị giá khoảng 10 tỷ USD mỗi tháng cho các khách hàng nước ngoài, tương đương với 1/4 lượng dầu xuất khẩu trước đây của nước này. Doanh thu từ việc bán khí đốt tự nhiên và các sản phẩm dầu mỏ khác cũng vẫn đang chảy về Nga.

Điều này cung cấp một nguồn ngoại tệ có giá trị, giúp Nga có thể mua một số hàng hóa tiêu dùng và phụ tùng từ các nước trung lập hoặc thân thiện. Trừ khi điều này thay đổi, nền kinh tế Nga có thể gặp khó khăn trong một thời gian dài nữa.

Tham khảo: The Economist

Cùng chuyên mục

Đọc thêm