Kỹ năng sống

Hoa đậu biếc rất tốt cho sức khỏe nhưng đừng bao giờ pha theo 3 cách này kẻo hóa độc, hại sức khỏe

Hoa đậu biếc là thứ hoa đa năng bậc nhất của người Việt. Chúng vừa có thể dùng để trang trí nhà cửa và tạo bóng mát. Vừa có thể dùng để nấu xôi, pha trà đều rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp.

Nghiên cứu cho thấy, đậu biếc có chứa nhiều chất anthocyanin. Đây là một chất chống oxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương tế bào, phòng bệnh ung thư .

Trà hoa đậu biếc không hề chứa caffein do đó chúng rất lành mạnh với cơ thể. Không chỉ chứa lượng oxy hóa dồi dào, hoa đậu biếc còn chứa chất proanthocyanidin - một chất có tác dụng cải thiện hệ thần kinh trung ương, cải thiện lưu thông máu và tăng cường trí nhớ. Hoa đậu biếc cũng có thể làm tăng tiết insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Đồng thời bảo vệ tim mạch, giảm căng thẳng, giảm cân hiệu quả…

Hoa đậu biếc rất tốt cho sức khỏe nhưng đừng bao giờ pha theo 3 cách này kẻo hóa độc, hại sức khỏe - Ảnh 1.

Trong Y học cổ truyền, hoa đậu biếc có tác dụng làm giảm trị bệnh âu lo, chống trầm cảm, an thần, lợi tiểu, giải nhiệt, làm dịu và săn da…

Dù trà hoa đậu biếc thực sự đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe thế nhưng điều quan trọng là phải tiêu thụ chúng đúng cách. Nếu pha chế trà hoa đậu biếc sai cách thì có thể đe dọa cho tính mạng của người dùng.

1. Pha quá nhiều hoa đậu biếc trong một lúc

Theo lương y Hồng Thuý Hằng (Hội Đông y Cà Mau), trà hoa đậu biếc tốt nhưng không được lạm dụng. Việc tiêu thụ quá nhiều hoa đậu biếc trong cùng một lúc có thể gây lạnh bụng do đậu biếc tính hàn. Hơn nữa, người huyết áp thấp, máu khó đông nếu uống nhiều trà hoa đậu biếc sẽ càng nguy hiểm bởi chất anthocyanin trong chúng có khả năng ngưng kết tiểu cầu, chậm đông máu.

Cách làm đúng: Lương y Hằng cho biết, người bình thường trung bình mỗi ngày chỉ nên sử dụng khoảng 15 bông trở lại.

2. Pha cả rễ và hạt hoa đậu biếc

Cây hoa đậu biếc có 2 bộ phận chứa chất độc đó là: Hạt và rễ. Do đó, mọi người không nên tiêu thụ 2 bộ phận này, đồng thời không được dùng để pha trà.

Rễ đậu biếc có vị chát, đắng, có chứa một lượng nhỏ chất độc để điều chế thuốc tẩy, thuốc xổ, thuốc hay trị rắn cắn, côn trùng cắn... do đó có thể gây buồn nôn nếu ăn phải.

Hoa đậu biếc rất tốt cho sức khỏe nhưng đừng bao giờ pha theo 3 cách này kẻo hóa độc, hại sức khỏe - Ảnh 2.

Còn hạt đậu biếc chứa khoảng 12% chất dầu có khả năng gây ngộ độc khi nhai nuốt phải, biểu hiện là nôn mửa, tiêu chảy nặng. Trong thực tế đã ghi nhận một số ca ngộ độc do ăn phải hạt đậu biếc, chủ yếu là trẻ em.

3. Dùng nước quá nóng hoặc quá nguội để pha trà

Sai lầm phổ biến nhất của nhiều người đó là dùng nước sôi 100 độ để pha trà. Ở nhiệt độ nước quá cao sẽ ảnh hưởng đến hương vị của trà và ảnh hưởng đến thực quản, hệ tiêu hóa và cả răng, lợi người uống. Ngược lại, nếu bạn dùng nước quá nguội để pha trà thì không thể khiến các tinh chất trong đậu biếc được tiết ra hoàn toàn, gây lãng phí dinh dưỡng.

Cách làm đúng: Nhiệt độ thích hợp nhất để pha trà hoa đậu biếc là khoảng 75 độ C (tức là nước đun sôi để nguội khoảng 10 phút).

Lưu ý khi sử dụng trà hoa đậu biếc

- Phụ nữ hành kinh và người chuẩn bị làm phẫu thuật hoặc dùng thuốc chống đông máu cần phải hạn chế dùng hoa đậu biếc.

- Người có tiền sử huyết áp thấp và đường huyết thấp cũng không nên dùng nhiều vì hoa đậu biếc có các thành phần làm hạ huyết áp và giảm đường huyết, gây nên tình trạng choáng và chóng mặt, buồn nôn.

Hoa đậu biếc rất tốt cho sức khỏe nhưng đừng bao giờ pha theo 3 cách này kẻo hóa độc, hại sức khỏe - Ảnh 3.

- Bà bầu được khuyến cáo tốt nhất không nên dùng hoa đậu biếc do hiện nay chưa có nghiên cứu y khoa rõ ràng về lợi ích hay hậu quả của loại trà này dành cho bà bầu.

- Cơ thể của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vẫn còn non yếu, chưa hoàn thiện nên không phù hợp để sử dụng loại trà hoa này khi có lẫn hạt.

- Người đang sử dụng thuốc cũng cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

- Chỉ nên xem trà hoa đậu biếc như một thức uống hỗ trợ cải thiện sức khỏe chứ không nên coi là thuốc, có tác dụng chữa bệnh.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm