Trong những gia đình có từ 2 con trở lên, bé lớn chỉ vì muốn có được sự chú ý của cha mẹ nên đôi khi có các hành vi nghịch ngợm. Điều này khiến cha mẹ cảm thấy rất tức giận và la mắng với hy vọng con sẽ ngoan hơn. Tuy nhiên, theo thời gian, bé đầu trở nên rụt rè, tự ti và có xu hướng sống nội tâm. Lúc nào trẻ cũng dè chừng mọi lời nói, hành động của mình, sợ khiến cha mẹ không hài lòng.
Đành rằng con cái có nhiều lúc rất bướng bỉnh, không nghe lời, khiến cha mẹ tức giận. Thế nhưng, cha mẹ cũng cần biết kìm chế cảm xúc của mình khi dạy dỗ con, đặc biệt không nên trừng phạt trẻ quá mức hoặc liên tục la mắng con.
Nếu một đứa trẻ bị bạo hành bằng lời nói và thể chất trong thời gian dài, tâm lý của chúng sẽ xuất hiện những vấn đề đáng lo ngại. Đặc biệt, nếu cha mẹ càng thích quát mắng con mình, trẻ sẽ xuất hiện 2 vấn đề sau:
1. Hướng nội, hay sợ hãi
Anh Trần ở công ty nổi tiếng là người lịch sự, không bao giờ nói to trong phòng làm việc. Chỉ cần người khác khó chịu một chút, anh sẽ lo lắng đi tới hỏi mình có làm điều gì sai không. Với tính cách này, anh Trần được các đồng nghiệp trong công ty rất quý mến.
Trong một lần trò chuyện với bạn mình, anh Trần tâm sự rằng sở dĩ mình như vậy là do mẹ anh rất nghiêm khắc. Lúc nhỏ, mẹ anh luôn mắng mỏ, dùng những lời nói mang tính bạo lực khiến cho anh lúc nào cũng sợ mẹ. Khi mẹ có tâm trạng không tốt thường trút giận lên chồng con. Chính vì thế, từ một đứa trẻ hoạt bát, vui vẻ, anh dần trở nên khép mình, dù có bị oan như thế nào cũng không dám phản kháng và chỉ biết âm thầm chịu đựng.
Mặc dù anh Trần được đồng nghiệp yêu mến nhưng rõ ràng tính cách của anh có vấn đề rất tiêu cực. Qua trường hợp của anh Trần, chúng ta biết rằng, cha mẹ không nên trút bỏ những cảm xúc tiêu cực lên con cái mình. Nếu con cái sống trong môi trường như vậy, chúng ngày càng cảm thấy sợ hãi cha mẹ mình và sống hướng nội hơn.
Khi những đứa trẻ như vậy lớn lên dù bị đối xử bất công và không dám phản kháng. Lúc nào trẻ cũng có tâm lý sợ làm sai sẽ bị cha mẹ la mắng. Chúng không có niềm tin vào bản thân, thường trở thành đối tượng dễ bị bắt nạt.
2. Bắt chước bạo lực
Khi cha mẹ thường xuyên gắt gỏng, đánh đập, mắng mỏ con cái, trẻ dần có tính cách tiêu cực và bắt chước cha mẹ mình. Chỉ cần một việc nhỏ không vừa ý, trẻ sẽ dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Những đứa trẻ này thường có mối quan hệ không tốt với cha mẹ mình. Chúng chẳng khác gì bản sao của cha mẹ.
Trẻ có xu hướng hay cãi lại cha mẹ, khiến gia đình lúc nào cũng ồn ào. Khi không được giáo dục đúng đắn, trẻ rất dễ đi sai đường, lúc này hối hận thì đã quá muộn.
Nếu không muốn con mình trở nên tự ti và sống nội tâm, hay có thói quen dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, cha mẹ nên học cách kiềm chế cảm xúc của mình. Khi nóng nảy cha mẹ cần tìm cách để bản thân bình tĩnh trước, sau đó mới dạy con sau. Bản thân chưa ổn định cảm xúc thì không nên dạy con lúc này. Việc tránh sử dụng bạo lực về lời nói và hành động sẽ giải quyết được vấn đề nhanh và hiệu quả hơn.
Việc la mắng một cách mù quáng là vô ích, bởi đứa trẻ nào cũng có tính phản kháng bên trong mình. Đặc biệt, trẻ bước vào độ tuổi vị thành niên, tâm tính rất nhạy cảm, cha mẹ cần chú ý hơn tới cách dạy con.