Bất động sản

Hiện tượng nhiều dự án BĐS dù “một mình một sân” vẫn ế hàng?

Tại sao dự án tiềm năng nhưng vẫn ế hàng?

Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường BĐS đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong vòng 1 thập kỷ qua. Do những vướng mắc về pháp lý, về thủ tục đầu tư đã khiến hàng nghìn dự án bị tắc nghẽn, khiến nguồn cung trên thị trường khan hiếm chưa từng có. Số lượng các dự án mới ra mắt hàng quý hiện chỉ bằng một nửa, thậm chí 1/3 so với cùng kỳ các năm về trước.

Có sản phẩm ra mắt thị trường đã khó nhưng để dự án thành công, giao dịch tốt còn khó hơn nữa. Hiện nay không hiếm những dự án dù là nguồn cung cá biệt trên thị trường nhưng mở bán qua nhiều đợt vẫn vắng khách mua. Thậm chí, có những dự án được mong đợi sẽ trở thành "điểm trũng hút dòng tiền" khi mở bán nhưng lại nhanh chóng trở thành "bom xịt" khiến nhiều chủ đầu tư "đau đầu" tìm cách thoát hàng.

Theo đánh giá của các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan khiến một dự án bất động sản rơi vào tình trạng ế ẩm. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là bản thân sản phẩm đó chưa tốt. Do nhiều chủ đầu tư xem nhẹ, dễ dãi trong khâu "phát triển sản phẩm" đã khiến khi các sản phẩm ra đời không đáp ứng được về chất lượng, thẩm mỹ và hiệu năng sử dụng khách hàng mong muốn.

"Thị trường BĐS ngày càng trưởng thành, khách hàng ngày càng đòi hỏi cao hơn với các sản phẩm bất động sản. Phát triển sản phẩm đúng quyết định hơn 50% sự thành công của một dự án. Mặc dù phát triển sản phẩm có vai trò quan trọng như vậy, nhưng thực tế triển khai các chủ đầu tư thường xuyên mắc nhiều sai lầm", bà Trần Minh Thúy, Phó Tổng Giám đốc Weland - một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ phát triển bất động sản hàng đầu tại Việt Nam cho biết.

5 sai lầm "cốt tử" của Chủ đầu tư khi phát triển sản phẩm

Quan sát thực tế hiện nay cho thấy, hiện có 5 sai lầm phổ biến trong phát triển sản phẩm của các chủ đầu tư. Thứ nhất, sản phẩm không phù hợp với nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Ví dụ, nhiều chủ đầu tư xây dựng các dự án ở tỉnh nhưng lại thích phát triển các BĐS có diện tích quá lớn nên tổng giá trị mỗi căn vượt tầm tài chính của khách hàng. Hoặc có trường hợp dự án ở vị trí trung tâm, khách hàng mục tiêu là khách hàng cao cấp để ở nhưng thiết kế dự án lại nhiều căn hộ nhỏ, không phù hợp với yêu cầu cao về không gian sống của khách hàng giàu có.

Thứ hai, nhiều chủ đầu tư thích dự án mình phải thật khác biệt từ đó xây dựng dự án theo những những phương án thiết kế ấn tượng nhưng lại đánh đổi với diện tích thương phẩm thấp, dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. Ví dụ các tòa tháp có thiết kế giật cấp sẽ rất đẹp về tạo hình, nhưng diện tích sàn xây dựng sẽ bị thu hẹp. Có những dự án nhà ở có thiết kế rất ấn tượng với concept xanh bao phủ facade, nhưng khi thực tế triển khai thì chi phí xây dựng và vận hành rất cao, đặc biệt khi bàn giao tới khách hàng, các yếu tố vận hành phụ thuộc khá nhiều vào từng gia chủ. Mặt khác, với đặc điểm khí hậu nắng nóng của Việt Nam sẽ rất khó duy trì màu xanh như trong các thông điệp quảng cáo hay hình ảnh minh họa của dự án. Hệ quả là thực tế khác xa với kỳ vọng và lời quảng cáo sẽ ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu và công tác bán hàng của chủ đầu tư về lâu dài.

Thứ ba, có những chủ đầu tư không có sự tìm tòi, sáng tạo trong phát triển sản phẩm, khi đã có một dự án thành công thì áp nguyên mẫu thiết kế, cấu trúc đóng gói sẵn, không có sự sáng tạo. Hoặc một số đơn vị thiết kế, áp nguyên mẫu thiết kế từ chủ đầu tư này cho chủ đầu tư khác nên các sản phẩm sẽ na ná nhau, khó cạnh trạnh. Đặc biệt, thị hiếu khách hàng luôn biến đổi theo hướng khắt khe hơn, yêu cầu cao hơn nên nếu không có sự sáng tạo, tìm tòi thì sản phẩm sẽ lạc hậu, không cạnh tranh được với sản phẩm của đối thủ trên thị trường.

Thứ tư, hiện nay nhiều chủ đầu tư phát triển sản phẩm theo ý chí chủ quan. Nhiều chủ dự án vẫn xem dự án là của riêng mình, xây dựng lên là để thỏa mãn sở thích của mình, không hướng tới nhu cầu của đa số khách hàng. Hệ quả là sản phẩm lỗi mốt lạc lõng, không phù hợp số đông như thiết kế giống cung điện Châu Âu, thác nước trong nhà, mái vòm cửa sổ nhỏ chỉ phù hợp với khí hậu ôn đới…. Các căn hộ to nhưng ít phòng ngủ trong khi xu hướng của khách hàng mục tiêu lại mong muốn sự hiện đại, đề cao hiệu năng sử dụng.

Cuối cùng, nhiều chủ đầu tư không có bộ phận R&D (nghiên cứu & phát triển sản phẩm) đủ mạnh, trải nghiệm đủ sâu để có thể phản biện với đơn vị thiết kế hoặc phản biện với ý chí chủ quan nhằm tìm ra phương án phát triển sản phẩm tối ưu cho dự án. Chính vì thế các đánh giá phương án thiết kế hời hợt, không có chiều sâu, không phù hợp với thực tiễn luôn biến đổi không ngừng, làm cho sản phẩm khi tung ra thị trường sai nhu cầu, không phù hợp với đối tượng và dự án kém hiệu quả, thậm chí thất bại.

Hiện tượng nhiều dự án BĐS dù “một mình một sân” vẫn ế hàng? - Ảnh 1.

WeLand, một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ phát triển bất động sản hàng đầu tại Việt Nam.

Những sai lầm phổ biến trong phát triển sản phẩm đã tạo nên không ít các sản phẩm "lỗi" trên thị trường. Việc giao dịch kém là hệ quả tất yếu. Tuy nhiên, điều cực khó của các sản phẩm BĐS là khi đã "biết sai nhưng không thể sửa sai". Nhiều chủ đầu tư muốn thay đổi thiết kế sản phẩm, qui hoạch của dự án đều phải xin điều chỉnh từ các Sở ban ngành có liên quan. Thời gian phê duyệt điều chỉnh nếu nhanh hết vài tháng còn chậm có thể kéo dài đến vài năm gây ra những lãng phí, mất cơ hội không đáng có.

Để tránh tình trạng làm sai lại sửa, hiện nhiều doanh nghiệp BĐS đã tìm các đơn vị tư vấn phát triển sản phẩm uy tín để đồng hành ngay từ khi lập dự án. Hiện các đơn vị tư vấn phát triển dự án và phát triển sản phẩm uy tín như WeLand luôn được nhiều chủ đầu tư săn đón, đặc biệt là những doanh nghiệp có tiềm lực, triển khai những dự án quy mô lớn tại nhiều thị trường từ Bắc đến Nam.

Website: https://weland.com.vn/vi/

Hotline: 0985 959 494

Email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đọc thêm