Trong báo cáo mới nhất, ãi suất liên ngân hàng trung bình đạt 1,89% trong tháng 4 tiếp tục suy giảm về mức bình ổn sau dịp tăng mạnh đợt Tết. Tính tới 31/03, tín dụng tăng 5,04%. BSC cho rằng mức độ tăng trưởng tín dụng cao nhất trong giai đoạn 5 năm gần đây cho thấy nhu cầu sử dụng tín dụng đang hồi phục trở lại. Hiện tượng này đang cho thấy nền kinh tế đang quay trở lại quỹ đạo hoạt động trước COVID-19.
Báo cáo cũng cho biết CPI cơ bản tăng 1,47% so với cung kỳ trong tháng 4, khiến mức bình quân 4 tháng là 0,97%. Lạm phát duy trì xu hướng tăng cao nhưng vẫn nằm trong mức kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, tình trạng này nếu tiếp tục kéo dài, BSC nhận định lạm phát nhiều khả năng sẽ vượt mốc mục tiêu của Chính phủ vào quý III.
BSC nâng mức dự báo CPI năm 2022 từ mức 3,3% lên 3,6% trong kịch bản tích cực và nâng mức 4,5% lên mức 5,1% trong kịch bản tiêu cực do giá dầu duy trì đà tăng cao. Các giả định chính là giá dầu Brent trung bình dao động quanh ngưỡng 100 USD/thùng, giá lợn giao dịch trong vùng từ 40.000 – 80.000 đồng/kgm giá dịch vu y tế, giá điện tăng trở lại tăng mạnh trong kịch bản tiêu cực và đi ngang trong kịch bản tích cực.
Nhận định về tỷ giá, BSC cho biết, đồng VND đi xuống xuyên suốt tháng 4 vì sự tăng giá mạnh mẽ của đồng USD. DXY Index tiếp tục tăng cao trong tháng 4 do FED liên tục ám chỉ sẽ tăng lãi suất.
Tuy nhiên, BSC dự báo chênh lệch giá trị giữa hai đồng tiền này sẽ sớm ổn định lại do dự trữ ngoại hối của Việt Nam tháng 4 là 109 tỷ USD, cao hơn mức 108 tỷ USD của tháng 3 và lũy kế 4 tháng 2022, Việt Nam xuất siêu 2,53 tỷ USD.