Xã hội

Hà Nội: Những thách thức chờ hai tân giám đốc Sở

Sự kiện: Thời sự

Ùn tắc ngày càng “nóng”

Các bất cập của giao thông tại Hà Nội hiện nay theo các chuyên gia, nhà quy hoạch đang có các nhóm cơ bản, gồm: Ùn tắc giao thông nghiêm trọng; Phát triển hạ tầng giao thông chưa theo kịp sự phát triển đô thị; Tỷ lệ vận chuyển của vận tải công cộng thấp và chưa đạt yêu cầu; Vận tải khách mạnh ai người đấy hoạt động… “Hiện các nhóm thách thức này đang thực trạng hiện hữu và gây cản trở sự phát triển của giao thông Hà Nội”, đại diện Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội đánh giá.

Hà Nội: Những thách thức chờ hai tân giám đốc Sở - 1

Vừa đưa vào sử dụng nhưng đường Vành đai 2 trên cao và dưới thấp đều ùn tắc nghiêm trọng

Cuối tuần qua, UBND thành phố Hà Nội đã công bố quyết định của Thành ủy phân công ông Nguyễn Phi Thường, ông Lê Anh Quân giữ các vị trí “đầu ngành” thuộc chính quyền thành phố Hà Nội. Vị trí Giám đốc Sở GTVT mà ông Nguyễn Phi Thường vừa nhận lâu nay vốn được xem là “ghế nóng” đối với lĩnh vực phát triển đô thị tại đô thị lớn như Hà Nội.

Theo các chuyên gia, nhà quy hoạch, thách thức đầu tiên cần được xử lý ngay là tình trạng ùn tắc giao thông đang không có lối thoát trên nhiều tuyến phố. Điều này đang được thể hiện ở số điểm đen ùn tắc trên địa bàn thành phố được liên ngành Thanh tra - CSGT thống kê hàng quý, hàng năm.

Danh sách số điểm đen ùn tắc mỗi năm Sở GTVT Hà Nội xử lý được khoảng 10 điểm nhưng tổng số điểm ùn tắc mới cũng không ngừng gia tăng. Chưa nói đến số kinh phí hàng nghìn tỷ đồng ngân sách bỏ ra cho chống ùn tắc hàng năm, việc chống và kiểm soát số điểm ùn tắc trong mấy năm qua đang có biểu hiện không hiệu quả.

Để vừa giảm được xe cá nhân, vừa chống được ùn tắc, cùng với các giải pháp song song, đồng bộ, TS Trần Danh Lợi, Hiệp Hội Cầu đường Hà Nội cho biết, thời gian qua UBND Hà Nội đã ban hành nhiều kế hoạch, nghị quyết về phát triển vận tải hành khách công cộng (VTHKCC).

Hiện VTHKCC Thủ đô chỉ trông chờ vào mỗi xe buýt, đường sắt đô thị được xem là “xương sống” nhưng sau hơn 20 năm xây dựng, hiện mới có tuyến Cát Linh - Hà Đông được đưa vào hoạt động, các tuyến khác chưa biết ngày nào xong.

“Giao thông đi trước đón đầu” do vậy để phát triển được kinh tế - xã hội thành phố, trước khi tạo được sự chuyển biến, đổi thay thì lĩnh vực giao thông phải hoàn thành các mốc chỉ tiêu, kế hoạch đặt ra. Nếu bị chậm trễ, không hoàn thành sẽ kéo theo sự chậm trễ, trì trệ cho các lĩnh vực khác.

Giải ngân đầu tư công ì ạch

Đầu tư công được coi là động lực tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, chặng đường năm 2022 gần kết thúc, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Hà Nội vẫn ở mức thấp so với cả nước.

Cụ thể, kết quả giải ngân của thành phố Hà Nội đến hết tháng 8/2022 đạt tỷ lệ 29,3% kế hoạch giao, thấp hơn mức trung bình toàn quốc và thuộc nhóm các tỉnh thành có tỷ lệ giải ngân thấp nhất cả nước. Chỉ có 16/42 đơn vị được giao kế hoạch có tỷ lệ giải ngân cao hơn mức trung bình.

Các dự án trọng điểm của thành phố triển khai chậm cả về thủ tục đầu tư và giải ngân vốn. Ngoài 8 dự án chuyển tiếp, mới phê duyệt được chủ trương đầu tư 6 dự án, còn 25 dự án chưa phê duyệt chủ trương đầu tư; tỷ lệ giải ngân các dự án trọng điểm đạt thấp (23,51%), số chưa giải ngân lớn (5.583 tỷ đồng).

Thời gian từ nay đến cuối năm không còn nhiều, với mục tiêu hoàn thành 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 kéo dài sang năm 2022; hoàn thành giải ngân hết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022, Hà Nội cần sự nỗ lực rất lớn của tân Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Cùng với đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư cần đề xuất, tham mưu thành phố Hà Nội thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường liên kết khu vực đầu tư nước ngoài với đầu tư trong nước. Cải cách, tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đầu tư, tạo động lực cho phát triển tăng trưởng kinh tế…

Chia sẻ
Theo TRỌNG ĐẢNG- HIỂU MINH (Tiền Phong)

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Vay TikTak - Vay nhanh qua App của Mcredit xuất hiện đột phá

Thấu hiểu được những nhu cầu thiết thực và khó khăn của khách hàng khi vay tiêu dùng, Mcredit đã dành nhiều thời gian nghiên cứu phát triển, và cho ra đời sản phẩm Vay TikTak áp dụng công nghệ hiện đại để giúp khách hàng có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng đang trong "cơn sóng ngầm" giảm giá?

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đang xuất hiện nghịch lý bán không được nhưng giá vẫn tiếp tục tăng. Tuy nhiên, các chủ đầu tư đang "ngầm giảm giá" bằng những chính sách chiết khấu lên đến 30% - 40%, cam kết mua lại, thuê lại... để kích cầu thị trường giữa bối cảnh khó khăn như hiện nay.