Công nghệ

Giới công nghệ "loạn nhịp" vì khái niệm AI PC

Tóm tắt:
  • Thị trường PC mới xuất hiện loại AI PC, nhưng vẫn gây tranh cãi về định nghĩa chính xác.
  • AI PC thường cần có NPU để xử lý tác vụ AI cục bộ, hiệu suất đo bằng TOPS.
  • Nhiều công ty có các yêu cầu khác nhau về thành phần, như có Copilot hoặc phím đặc biệt.
  • Hầu hết người dùng không cần nâng cấp lên AI PC vì lợi ích chưa rõ ràng hoặc tác vụ AI đơn giản.
  • Để nâng cao hiệu suất AI, tốt nhất là đầu tư vào GPU mạnh như NVIDIA RTX 5070-5090.

Mặc dù thuật ngữ này có thể gây khó khăn trong việc phát âm nhưng đang khiến nhiều người dùng tự hỏi liệu máy tính hiện tại của họ có cần nâng cấp hay không. Thực tế, khái niệm về AI PC vẫn còn gây tranh cãi, với nhiều công ty như Microsoft, HP, Intel, AMD và Qualcomm đưa ra những định nghĩa khác nhau.

 - Ảnh 1.

Định nghĩa về AI PC vẫn gây ra nhiều tranh cãi

ẢNH: INTEL

Điều này đã tạo ra sự nhầm lẫn không nhỏ cho cả người tiêu dùng lẫn giới báo chí công nghệ. Định nghĩa về AI PC phụ thuộc vào công ty mà chúng ta hỏi với nhiều quan điểm đã được đưa ra. Ví dụ, Microsoft có một cách hiểu riêng về AI PC, nhưng có thể có những định nghĩa khác phù hợp hơn với nhu cầu thực tế của người dùng muốn chạy các chương trình AI (trí tuệ nhân tạo) cục bộ. Thực tế là phần lớn người dùng có thể không nhận thấy sự khác biệt giữa một AI PC và một PC thông thường khi chúng được đặt cạnh nhau.

Hiện tại, AI PC có thể được coi là một khái niệm đang trong quá trình phát triển. Khi AI được tích hợp vào nhiều quy trình làm việc hơn và nhiều công cụ được xây dựng để tận dụng phần cứng mới, AI PC có thể nhanh chóng trở nên mạnh mẽ hơn. Vậy, điều gì cấu thành nên một AI PC? Tại sao có sự bất đồng về định nghĩa của thuật ngữ này? Chúng ta cần biết những gì khi mua PC tiếp theo?

Các thành phần tạo nên AI PC

Về cơ bản, AI PC là bất kỳ máy tính nào có khả năng thực hiện các tác vụ AI cục bộ. Điều này thường có nghĩa là PC đó phải có bộ xử lý thần kinh (NPU) chuyên xử lý các tác vụ AI. Hiệu suất của NPU được đo bằng hàng nghìn tỉ phép tính mỗi giây (TOPS) để chạy các mô hình AI cục bộ hiệu quả hơn so với các thiết lập sử dụng GPU. Nhưng không có định nghĩa chính xác nào về AI PC ngoài khái niệm mơ hồ về khả năng chạy các tác vụ AI.

Microsoft và Intel đã đưa ra định nghĩa về AI PC với 3 yêu cầu: phải có NPU, CPU và GPU, đi kèm với Microsoft Copilot và phím Copilot chuyên dụng trên bàn phím. Tuy nhiên, nhiều PC AI không chạy Copilot cục bộ và việc có phím Copilot không nhất thiết liên quan đến khả năng thực tế của máy tính. Hơn nữa, còn nhiều chương trình AI khác ngoài Copilot mà người dùng có thể sử dụng.

 - Ảnh 2.

Với nhiều công ty, AI PC không nhất thiết phải có Copilot

ẢNH: INTEL

Có nên mua AI PC?

Vậy có cần một chiếc AI PC để bảo vệ cuộc sống số trong tương lai hay không. Câu trả lời gần như chắc chắn là không. Hầu hết người dùng, đặc biệt là những ai đã sở hữu PC với phần cứng tương đối mới, sẽ không thấy lợi ích rõ ràng từ việc nâng cấp lên AI PC. Nếu mua một chiếc PC có NPU, người dùng có thể nhận được một số tính năng như khử tiếng ồn trong cuộc gọi hay cải thiện chất lượng camera, nhưng điều này không đủ để biện minh cho việc nâng cấp.

Nếu đang tìm kiếm hiệu suất AI tốt hơn, hãy chú ý đến card đồ họa (GPU). Hầu hết các tác vụ AI đều yêu cầu GPU, và nếu muốn chạy các công cụ tạo hình ảnh hoặc mô hình ngôn ngữ lớn cục bộ, người dùng sẽ cần một trong những GPU mới nhất và mạnh nhất. NVIDIA GeForce RTX 5070, 5080 hoặc 5090 là những lựa chọn lý tưởng cho mục đích này.

Sự phát triển của AI PC vẫn đang trong giai đoạn đầu và khó có thể dự đoán chính xác ảnh hưởng của nó đến thị trường PC. Tuy nhiên, cho đến khi AI PC thực sự trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, người dùng nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định nâng cấp PC.

Các tin khác

VietinBank eFAST X-Mate – "Trợ lý số" của doanh nghiệp trong kỷ nguyên siêu kết nối

Trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu, việc ứng dụng công nghệ không còn là sự lựa chọn mà đã trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả vận hành, kiểm soát rủi ro và duy trì lợi thế cạnh tranh. Đồng hành cùng tiến trình này, VietinBank đã phát triển và triển khai VietinBank eFAST X-Mate – nền tảng trợ lý số tài chính dành riêng cho Khách hàng Doanh nghiệp.

10 nhóm hàng xuất khẩu trên 2 tỷ USD tính đến 15/4

Tính đến ngày 15/4, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 237,97 tỷ USD, tăng 16,5%. Trong đó, 10 mặt hàng xuất khẩu trên 2 tỷ USD, dẫn đầu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 24,81 tỷ USD

Địa phương toàn quyền đặt tên xã mới

Các địa phương toàn quyền quyết định đặt tên đơn vị hành chính cấp xã mới, có thể đặt một trong các tên của đơn vị hành chính cấp xã hiện nay, cũng có thể theo doanh nhân, lấy tên thành phố, thị xã của cấp huyện để đặt tên hoặc gắn thêm số...