Công nghệ

Ám ảnh trước cảnh "lột da người sống" trên Facebook

Tóm tắt:
  • Solomon, nhân viên kiểm duyệt Facebook, trầm cảm nặng sau khi tiếp xúc với nội dung bạo lực, lạm dụng khủng khiếp.
  • Anh không thể ăn, ngủ và trải qua cảm giác mất nhân tính sau khi chứng kiến những cảnh ghê rợn.
  • Một người bạn bị sát hại khiến tình trạng sức khỏe tinh thần của Solomon trở nên tồi tệ hơn, dẫn đến hành vi tự sát.
  • Công ty Teleperformance đã đề nghị chuyển công việc cho anh nhưng không đáp ứng yêu cầu bồi thường tổn thương tâm lý.
  • Một đồng nghiệp cũng gặp vấn đề tâm lý tương tự, cho thấy tác động nặng nề của công việc kiểm duyệt nội dung.

Ngày đầu tiên Solomon đặt chân vào tòa tháp Octagon tại Accra, Ghana với tư cách kiểm duyệt nội dung Facebook, anh tự “xốc lại tinh thần” để đối mặt với công việc khó khăn phía trước. Tuy nhiên, chỉ sau hai tuần đào tạo, quy mô và sự suy đồi đã vượt quá sức tưởng tượng của anh.

Anh chứng kiến những cảnh “chém đầu, lạm dụng trẻ em, quan hệ thú tính” thường xuyên hơn khi làm quen với công việc. Ban đầu, anh còn không dám nhìn thẳng vào màn hình máy tính. Dần dần, anh bình thường hóa những cảnh này, thậm chí còn “bắt đầu thích thú” khi nhìn thấy chúng.

“Tôi tự hỏi, điều này có bình thường không? Rồi tự trả lời, không hề”, Solomon nói với The Guardian.

facebook mod ft
Những người kiểm duyệt nội dung Facebook như Solomon tiếp xúc với video bạo lực, lạm dụng như cơm bữa. Ảnh: FT

Solomon không thể quên cái ngày anh nhìn thấy cảnh một người bị lột da khi còn sống. “Hệ thống không cho chúng tôi bỏ qua… chúng tôi phải nhìn nó ít nhất 15 giây”.

Một video khác chiếu cảnh một người phụ nữ ở quê nhà của anh gào thét xin giúp đỡ trong khi bị những người khác đâm.

Theo Solomon, các video ngày càng trở nên kinh hoàng hơn. Có những ngày, không có video khó chịu nào, nhưng rồi thứ gì đó trở nên “viral” trên mạng và 70-80% video của ngày hôm đó đặc biệt kinh khủng. Anh dần cảm thấy mình mất nhân tính.

Buổi chiều, anh trở về căn hộ tập thể mà công ty thuê cho những người như mình, “không có không gian riêng tư và gặp nhiều vấn đề điện, nước”.

Khi Solomon biết tin một người bạn thưở nhỏ bị sát hại, sức khỏe tinh thần vốn đã mong manh của anh đã bộc phát. Anh đập vỡ cửa sổ và gương, khiến công ty phải tạm dừng công việc cho đến khi anh thấy khá hơn.

Hai tuần tiếp theo, Solomon ở nhà một mình. “Tôi bắt đầu trầm cảm. Tôi không thể ăn hay ngủ, uống rượu, hút thuốc cả ngày lẫn đêm. Tôi không phải tôi của trước kia”, anh bộc bạch.

Solomon cố tự sát và được đưa đến bệnh viện, nơi anh bị chẩn đoán rối loạn trầm cảm nặng với khuynh hướng tự tử. Sau 8 ngày, anh xuất viện vào cuối năm 2024.

Teleperformance – công ty của anh – đề nghị anh chuyển sang công việc khác với mức lương thấp hơn. Anh yêu cầu bồi thường cho những tổn thương tâm lý và chi phí y tế, song lại bị trả về Ethiopia.

“Họ lợi dụng tôi rồi vứt bỏ tôi. Họ đối xử với tôi như một chai nước – uống xong rồi ném đi”, Solomon bức xúc. Trước khi đến Ghana, anh từng có một việc làm và cuộc sống hạnh phúc.

Một kiểm duyệt viên khác, Abel, chia sẻ anh cũng bị hủy hợp đồng vì bảo vệ Solomon và đòi quyền lợi cho những nhân viên khác. “Họ giữ anh ấy ở nhà. Anh ấy ở một mình và nói rất sợ điều đó, nó khiến anh ấy căng thẳng tột độ. Vì vậy, anh ấy đã đến công ty và nói muốn ở văn phòng cùng mọi người”.

Abel cũng gặp vấn đề tâm lý vì những nội dung kiểm duyệt. Anh không hề biết công việc hàng ngày của mình sẽ là phải tiếp xúc với những video lột da, khiêu dâm. “Đây là lần đầu tôi nghe về kiểm duyệt nội dung… Tôi từng sợ hãi khi nhìn thấy máu nhưng giờ trở nên vô cảm… Dần dần, tính cách của tôi đã thay đổi. Không nói quá nhưng nó đã thay đổi tôi 100%”.

Anh cùng đồng nghiệp thường ngồi uống cà phê cùng nhau và nói về những nội dung gớm ghiếc. Khi tâm sự với một cố vấn sức khỏe, những câu chuyện của anh lại được tiết lộ cho trưởng nhóm, khiến anh không còn muốn sử dụng dịch vụ này nữa.

Đáp lại, người phát ngôn Teleperformance cho biết đã tiến hành đánh giá tâm lý với Solomon và xác định không đủ sức khỏe để tiếp tục làm công việc kiểm duyệt nội dung. Khi đề nghị chuyển sang việc khác, Solomon đã từ chối. Theo gợi ý của anh trai và sự đồng ý của nhân viên y tế, họ gửi Solomon về quê.  

Teleperformance cho rằng Solomon đã từ chối được hỗ trợ tâm lý tại Ethiopia và “vòi” tiền công ty, đe dọa sẽ tiết lộ với báo chí.

*Tên nhân vật đã được thay đổi.

(Theo The Guardian)

Các tin khác

VietinBank eFAST X-Mate – "Trợ lý số" của doanh nghiệp trong kỷ nguyên siêu kết nối

Trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu, việc ứng dụng công nghệ không còn là sự lựa chọn mà đã trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả vận hành, kiểm soát rủi ro và duy trì lợi thế cạnh tranh. Đồng hành cùng tiến trình này, VietinBank đã phát triển và triển khai VietinBank eFAST X-Mate – nền tảng trợ lý số tài chính dành riêng cho Khách hàng Doanh nghiệp.

10 nhóm hàng xuất khẩu trên 2 tỷ USD tính đến 15/4

Tính đến ngày 15/4, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 237,97 tỷ USD, tăng 16,5%. Trong đó, 10 mặt hàng xuất khẩu trên 2 tỷ USD, dẫn đầu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 24,81 tỷ USD

Địa phương toàn quyền đặt tên xã mới

Các địa phương toàn quyền quyết định đặt tên đơn vị hành chính cấp xã mới, có thể đặt một trong các tên của đơn vị hành chính cấp xã hiện nay, cũng có thể theo doanh nhân, lấy tên thành phố, thị xã của cấp huyện để đặt tên hoặc gắn thêm số...

Vỡ vật hang do quan hệ sai tư thế

Nhập viện trong tình trạng đau, bầm tím “vùng kín” sau sinh hoạt vợ chồng, người đàn ông 35 tuổi ở Hà Nội được bác sĩ chẩn đoán vỡ vật hang, phải phẫu thuật cấp cứu.