Tại talkshow "Chọn danh mục kỳ 12: Khơi dòng vốn sản xuất kinh doanh", Giám đốc Phân tích Khối khách hàng cá nhân Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng áp lực lạm phát và lãi suất có thể trở nên nhẹ nhàng hơn trong thời gian tới, trong khi thời gian qua đã khá căng thẳng.
Theo ông Minh, hiện nay các quốc gia đều thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ 2022, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng có cảnh báo với thị trường. Song có một đặc điểm nhiều quốc gia thực hiện chinh sách tiền tệ khá phân hóa.
Như trong năm 2020 khi có COVID-19, châu Á thì nới lỏng chính sách chậm hơn so với Mỹ và châu Âu. Cho tới năm 2021, các nước châu Á mới tác động mạnh đến chính sách như Việt Nam, Thái Lan Indonesia.
Do đó, độ trễ là có và thời điểm thắt chặt lại chính sách tiền tệ của các quốc gia châu Á dự báo sẽ chậm hơn Mỹ, châu Âu.
Hiện nay, Việt Nam đã có những động thái nối tiếp các nước phát triển như Mỹ hay các nước châu Âu. Đây là giải pháp vừa mang tính chất ổn định vĩ mô, đồng thời là đi theo xu hướng để tránh áp lực lãi suất và tỷ giá khá rõ ràng, chuyên gia nhận định.
Việt Nam, theo ông Minh, đang song song hai mục tiêu chính là ổn định và nương theo tình hình thế giới. Bên cạnh đó, yếu tố tác động lạm phát vào nền kinh tế Việt Nam thì rõ ràng đang chịu tác động chậm hơn và ít hơn so với các nước khác.
Một phần do Việt Nam đang nằm trong chuỗi cung ứng, nên mức tác động cũng chậm hơn, ít hơn so với Mỹ và châu Âu. Nhờ vậy, chính sách vĩ mô của Việt Nam có thể ổn định hơn các nước khác.
Ngoài ra, hệ thống thanh khoản của các ngân hàng vừa qua khá tốt, nhờ các ngân hàng trong những năm qua cũng tranh thủ tăng vốn, đảm bảo tính thanh khoản của mình. Về dư địa về chính sách tiền tệ, chuyên gia cho rằng NHNN còn nhiều dư dịa để có thể kiểm soát tình hình vĩ mô cuối năm.
Trong đó hai vấn đề lãi suất và tỷ giá, trước mắt có những bức tranh kỳ vọng lạm phát những tháng tới đạt đỉnh, đặc biệt tháng 7. Tương đồng các dự báo của các tổ chức tài chính thế giới về việc lạm phát có thể đạt đỉnh và hạ nhiệt dần về cuối năm.
Về phản ứng của thị trường chứng khoán, chuyên gia cho rằng một phần xuất phát từ tâm lý nhà đầu tư. Như trong giai đoạn 2020-2021, lượng giá trị giao dịch cá nhân nhỏ trong nước chiếm hơn 90%, nên các động thái thắt chặt vĩ mô sẽ tác động mạnh hơn hơn các thị trường phát triển (tổ chức chiếm 40% nên thị trường ổn định hơn).
Thực tế cũng cho thấy năm 2021, Việt Nam là thị trường tăng mạnh nhất, nguyên nhân tăng mạnh thi cũng đến từ nhỏ lẻ, nên giảm cũng do hành động của nhà đầu tư nhỏ lẻ. Do đó, tình hình vĩ mô không quá tiêu cực ,nhưng do đặc tính của nhà đầu tư cá nhân châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, thị trường Việt Nam sẽ không ổn định bằng thị trường có tỷ trọng nhà đầu tư tổ chức chiếm đa số.