Xã hội

Gặp gỡ cựu phóng viên chiến trường từng đưa tin ở Việt Nam thời chiến tranh

Tóm tắt:
  • Buổi gặp gỡ cựu phóng viên chiến trường diễn ra tối 28.4 tại UBND TP.HCM, do Bộ Ngoại giao và UBND tổ chức.
  • Hơn 50 cựu phóng viên đã tham gia, trao đổi về công cuộc phát triển TP.HCM trong 50 năm qua.
  • Ông Phạm Dứt Điểm nhấn mạnh vai trò quan trọng của phóng viên quốc tế trong việc truyền tải sự thật về chiến tranh Việt Nam.
  • Bà Edith Madelon Lederer bày tỏ niềm vui khi trở lại, chứng kiến sự tiến bộ của TP.HCM và Việt Nam sau chiến tranh.
  • TP.HCM tiên phong trong đổi mới chính sách, phát triển kinh tế tri thức, số và xanh, thu hút đầu tư quốc tế.

Tiếp đón các cựu phóng viên chiến trường bà Phạm Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao; ông Phạm Dứt Điểm, quyền Giám đốc Sở Ngoại vụ TP.HCM; ông Phạm Đình Anh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM…, cùng hơn 50 cựu phóng viên từng tác nghiệp trong và sau thời kỳ chiến tranh ở Việt Nam.

Mở đầu buổi gặp gỡ, các cựu phóng viên đã có những trao đổi, lắng nghe phần trình bày của lãnh đạo các sở, ngành thuộc UBND TP.HCM về công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển TP.HCM trong 50 năm qua.

Gặp gỡ cựu phóng viên chiến trường tại TP.HCM 50 năm sau cuộc chiến - Ảnh 1.

Bà Edith Madelon Lederer, cựu phóng viên chiến trường quốc tế từng đưa tin về chiến tranh tại Việt Nam, chia sẻ tại buổi gặp gỡ

Ảnh: Phạm Hữu

Chia sẻ tại buổi gặp gỡ, ông Phạm Dứt Điểm cho biết trong cuộc đấu tranh giành độc lập chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, không thể không nhắc đến vai trò của các phóng viên quốc tế từng có mặt tại chiến trường Việt Nam. Các phóng viên đã dũng cảm vượt qua hiểm nguy để ghi lại những thước phim quý giá, nhân văn góp phần truyền bá sự thật về chiến tranh ở Việt Nam trên toàn thế giới. Qua đó, kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cho Việt Nam.

Từ các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm lần này không chỉ để các phóng viên quốc tế trở lại với những địa danh từng gắn với chiến tranh mà còn cảm nhận rõ nét sự đổi thay của TP.HCM sau 50 năm.

Qua đó, truyền tải thông điệp sâu sắc là Việt Nam dù từng là chiến trường nhiều đạn bom, nay đã là vùng đất của hòa bình, sáng tạo và khát vọng phát triển. Những cuộc gặp gỡ, tham quan, trò chuyện chân thành giữa quá khứ và hiện tại, giữa bạn bè cũ và thế hệ mới chính là cầu nối bền chặt của tình hữu nghị và sự thấu hiểu.

Bà Phạm Thu Hằng bày tỏ sự xúc động và gửi lời cảm ơn chân thành đến các cựu phóng viên chiến trường của nhiều quốc gia đã có mặt tại buổi gặp gỡ.

Gặp gỡ cựu phóng viên chiến trường tại TP.HCM 50 năm sau cuộc chiến - Ảnh 2.

Các cựu phóng viên chiến trường ở nhiều quốc gia đã có mặt tại UBND TP.HCM vào tối 28.4

Ảnh: Phạm Hữu

Chứng kiến sự tiến bộ của Việt Nam

Bà Edith Madelon Lederer, cựu phóng viên chiến trường quốc tế từng đưa tin về chiến tranh tại Việt Nam bày tỏ tình cảm sâu sắc với người dân, đất nước Việt Nam. Bà nói rằng rất vui mừng khi được mời đến Việt Nam, được chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung 50 năm sau cuộc chiến. Đồng thời chuyến đi này của bà cũng tạo thêm sự kết nối, gắn kết các phóng viên quốc tế với Việt Nam. Bà hy vọng trong thời gian tới khi quay lại một lần nữa có thể nhìn thấy đất nước Việt Nam năng động và thành công nhiều hơn.

Chia sẻ về thành tựu trong 50 năm qua của TP.HCM và hướng tới sự phát triển trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, ông Phạm Bình An, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, cho biết thành phố tiên phong trong đổi mới thể chế và cơ chế chính sách. Đồng thời, TPHCM dẫn đầu phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số và kinh tế xanh. TP.HCM còn là điểm đến hấp dẫn trong đầu tư quốc tế và trung tâm hội nhập khu vực. Nơi đây cũng là trung tâm của đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

Các tin khác

Ngừng tim phổi vì hóc thịt bò

Đang ăn cỗ, cụ ông 80 tuổi ho sặc sụa rồi bất tỉnh, đến viện phát hiện dị vật lớn bít tắc đường thở dẫn đến ngừng tim phổi.