Dinh dưỡng

Gần 600 nhãn hiệu sữa giả "tự công bố" chất lượng

Tóm tắt:
  • Có 573 nhãn hiệu sữa giả bị phát hiện, khoảng 10% công bố chất lượng tại Hà Nội, số còn lại ở Hòa Bình, Vĩnh Phúc và địa phương khác.
  • Doanh nghiệp tự công bố tiêu chuẩn chất lượng, Bộ Y tế chỉ rà soát để phục vụ điều tra, không công khai chi tiết sản phẩm và địa phương.
  • 96% thực phẩm được doanh nghiệp tự công bố, chỉ 4 nhóm sản phẩm thực phẩm cần đăng ký trước khi lưu thông.
  • Cục An toàn Thực phẩm đánh giá chính sách tự công bố là tiên tiến, phù hợp với quản lý thực phẩm của các nước phát triển.
  • Đường dây sản xuất sữa giả bị triệt phá có doanh thu gần 500 tỷ đồng, hoạt động trên phạm vi toàn quốc với nhiều công ty liên quan.

Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế, cho biết như trên sau một ngày yêu cầu các địa phương rà soát việc công bố sản phẩm đối với 11 công ty trong đường dây sản xuất sữa giả vừa bị triệt phá. Liên quan đường dây này, cơ quan điều tra xác định có 573 nhãn hiệu sữa giả, sữa kém chất lượng, song chưa công bố danh mục cụ thể. Còn Bộ Y tế giải thích "rà soát việc công bố sản phẩm nhằm phục vụ công tác điều tra".

Kết quả kiểm tra của Bộ Y tế cho thấy các nhãn hiệu sữa giả trên được doanh nghiệp công bố tiêu chuẩn chất lượng theo hình thức "tự công bố" tại Chi cục An toàn Thực phẩm địa phương. Trong đó, khoảng 10% được công bố tại Hà Nội - theo báo cáo của Chi cục An toàn Thực phẩm thành phố. Số còn lại công bố tại Hòa Bình, Vĩnh Phúc và một số tỉnh thành khác.

Tuy nhiên, Bộ Y tế không công khai những tỉnh thành nào ngoài ba địa phương trên, cũng như số lượng và tên sản phẩm được công bố, quá trình cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và hoạt động thanh kiểm tra, hậu kiểm.

Theo Nghị định 15/2018 của Chính phủ, để đưa một sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp cần phải công bố và đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm. Theo lãnh đạo Cục An toàn Thực phẩm, thực tế, 96% thực phẩm hiện do doanh nghiệp tự công bố, ngoài 4 nhóm cần kiểm soát chặt nên phải đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.

4 nhóm được kiểm soát chặt gồm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

"Trao quyền công bố sản phẩm cho doanh nghiệp để tạo thông thoáng trong thủ tục hành chính", lãnh đạo Cục An toàn Thực phẩm giải thích với VnExpress chiều 16/4, thêm rằng doanh nghiệp phải cam kết thực hiện đầy đủ quy định về an toàn thực phẩm, tự chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ công bố và chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm. Cục An toàn Thực phẩm đánh giá "chính sách tự công bố và đăng ký bản công bố sản phẩm của Nghị định 15 là một chính sách tiên tiến, tiệm cận với phương thức quản lý thực phẩm của các nước phát triển".

Tại các nước phát triển, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm đối với sản phẩm của mình, không cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Chỉ một số ít sản phẩm hỗ trợ người bệnh tật mới cần được cơ quan nhà nước phê duyệt trước khi lưu thông trên thị trường.

Cũng theo quy định, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận bản công bố sản phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

"Như vậy, việc công bố sản phẩm thuộc nhóm sữa như gần 600 loại sữa giả trên được phân cấp về địa phương", lãnh đạo Cục An toàn Thực phẩm nói thêm.

Một hộp sữa bị công an xác định là giả trong vụ án. Ảnh:VTV

Một hộp sữa bị công an xác định là giả trong vụ án. Ảnh:VTV

Đại diện Bộ Y tế cũng cho rằng sau khi doanh nghiệp công bố chất lượng, công tác hậu kiểm sản xuất kinh doanh sản phẩm là "hết sức quan trọng" bằng cách phối hợp liên ngành, kiểm tra định kỳ và đột xuất, xử lý hành vi quảng cáo sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng.

Một lãnh đạo Chi cục An toàn thực phẩm Hà Nội cho biết một năm Chi cục kiểm tra 600 cơ sở, ngoài sữa còn có nhiều mặt hàng như nhà hàng, khách sạn, thức ăn đường phố, thực phẩm khác... Khi kiểm tra, "không nhất thiết phải lấy mẫu kiểm tra chất lượng", mà doanh nghiệp công bố chỉ tiêu gì thì kiểm tra chỉ tiêu ấy.

"Chỉ tiêu chất lượng ghi trên nhãn, do doanh nghiệp tự công bố và chịu trách nhiệm nên cơ quan chức năng chỉ kiểm tra những chỉ tiêu mà họ công bố", đại diện Chi cục An toàn Thực phẩm Hà Nội cho hay, nói rằng "việc này là làm đúng với quy định pháp luật".

Hôm 12/4, Bộ Công an thông tin triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ 573 nhãn hiệu sữa bột giả các loại dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ mang thai, doanh thu gần 500 tỷ đồng. Theo quy định, sữa bột có chỉ tiêu chất lượng một số chất đạt dưới 70% so với mức công bố đủ căn cứ xác định là hàng giả. Từ hai doanh nghiệp chính là Rance Pharma và Hacofood Group, nhóm này đã lập thêm 9 công ty để sản xuất, phân phối sữa bột giả. Đường dây sản xuất sữa giả này có hệ sinh thái phủ cả nước.

Các tin khác

Tỷ phú Elon Musk lại nhận tin buồn

Sự sụt giảm mạnh về doanh số, lo ngại từ nhà đầu tư về hình ảnh thương hiệu và tác động từ chính trị đang phủ bóng lên tương lai của hãng xe điện Tesla.

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng doanh nghiệp.

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (20/4), cả vàng SJC và vàng nhẫn đều giảm mạnh, bằng giá nhau ở mốc 114 triệu đồng/lượng. Hiện, giá vàng, trong nước vẫn cao hơn thế giới hơn 9 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Được gỡ cơ chế, điện mặt trời mái nhà sẽ tăng mạnh thời gian tới

Theo Bộ Công Thương và các doanh nghiệp, điện mặt trời mái nhà là xu hướng và sẽ phát triển rất nhanh ở Việt Nam trong giai đoạn tới do hàng hoá của các doanh nghiệp xuất khẩu khi dùng điện mặt trời mái nhà sẽ được công nhận chứng chỉ xanh khi vào các thị trường có yêu cầu cao trong bối cảnh giá điện ngày càng tăng.