Doanh nghiệp

ESG không phải "mốt", doanh nghiệp vài người cũng cần xây dựng

Tóm tắt:
  • Xu hướng toàn cầu ảnh hưởng đến chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
  • Áp lực từ nhà đầu tư yêu cầu minh bạch báo cáo ESG gia tăng.
  • Doanh nghiệp cần xây dựng yếu tố thực thi ESG cho mình, kể cả quy mô nhỏ.
  • Cần khung pháp lý và chuẩn ESG quốc gia để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ.
  • Thiếu tư duy tổng thể về phát triển bền vững là rào cản lớn hiện nay.

Hút vốn đầu tư nhờ có báo cáo ESG tốt

Chia sẻ tại diễn đàn ESG Việt Nam lần thứ nhất do Báo Dân trí tổ chức, với chủ đề "Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới" chiều 23.4, tại Hà Nội, ông Nguyễn Tiến Huy, Giám đốc Văn phòng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), cho biết hiện nay, một số xu hướng toàn cầu đang tác động mạnh mẽ đến chiến lược phát triển bền vững và việc thực thi ESG (môi trường - xã hội - quản trị doanh nghiệp) của doanh nghiệp.

ESG không phải 'mốt', doanh nghiệp vài người cũng cần xây dựng- Ảnh 1.

Ông Nguyễn Tiến Huy, Giám đốc Văn phòng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), phát biểu tại sự kiện

ẢNH: DT

Đầu tiên là biến đổi khí hậu và các rủi ro môi trường ngày càng gia tăng. Thứ hai là áp lực từ nhà đầu tư và người tiêu dùng đối với minh bạch ESG ngày càng lớn. Các quỹ đầu tư toàn cầu đang chuyển dịch dòng vốn vào các doanh nghiệp có báo cáo ESG tốt; đồng thời người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm thân thiện với môi trường và có đạo đức kinh doanh rõ ràng. 

"ESG không còn là lựa chọn mang tính hình thức mà trở thành một phần chiến lược cốt lõi trong quản trị rủi ro, nâng cao giá trị thương hiệu và đảm bảo tăng trưởng dài hạn cho doanh nghiệp", ông Huy nhấn mạnh.

Theo ông Arghya Mandal, Tổng giám đốc Công ty cổ phần sữa TH, đại diện ban lãnh đạo Tập đoàn TH, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc, mức độ "xanh" của nhà sản xuất. Việc không minh bạch về ESG có thể dẫn đến mất cơ hội tiếp cận vốn, hoặc bị xếp loại rủi ro cao.

Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc Tập đoàn FPT, nhấn mạnh ESG không phải "mốt" mà là căn bản của việc phát triển bền vững trong mỗi doanh nghiệp. 

Chia sẻ 3 nguyên tắc thực thi ESG ở FPT, gồm: học hỏi không sao chép, không lùi bước và phải đo đạc được việc thực hành ESG, ông Khoa cho rằng: "Các doanh nghiệp phải xây dựng các yếu tố thực thi ESG cho doanh nghiệp của mình, bất kể doanh nghiệp chỉ có 3 - 5 người".

Kiến nghị ban hành khung pháp lý và chuẩn ESG quốc gia

Theo ông Mạc Quốc Anh, Viện trưởng Viện Kinh tế và phát triển doanh nghiệp, hiện có một số điểm sáng về triển khai ESG như: tín dụng xanh tăng, đã hình thành "đường băng" cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận, mặc dù rất nhỏ. Cạnh đó, nguồn vốn quốc tế vào ESG đã cao hơn so với trước; khung pháp lý rõ ràng hơn…

ESG không phải 'mốt', doanh nghiệp vài người cũng cần xây dựng- Ảnh 2.

Ông Mạc Quốc Anh, Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển doanh nghiệp, chia sẻ quan điểm tại diễn đàn

ẢNH: DT

Dù vậy, vị này chỉ ra, hiện mới có 4,5% tín dụng xanh. Doanh nghiệp nhỏ và vừa rủi ro hơn nên khó tiếp cận được tín dụng xanh từ ngân hàng khi không có tài sản đảm bảo. Ngoài ra, lãi suất cho dự án ESG chưa được ưu đãi nhiều, khả năng hấp thụ vốn công nghệ xanh vẫn còn thấp.

"Các tiêu chuẩn ESG doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tiếp cận được nhiều. Nhiều doanh nghiệp chưa nghe đến ESG, không có nhân sự, khó giữ chân nhân sự am hiểu về ESG", ông Mạc Quốc Anh thông tin.

Để tháo gỡ những nút thắt hiện tại, vị này đề xuất ngân hàng cho vay xanh với hình thức bảo lãnh với tỷ lệ 30 - 50%. Về chuẩn mực xanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó để đạt được nhiều chỉ tiêu về chuẩn mực xanh, vì vậy đề xuất rút ngắn hơn các chỉ tiêu; đề xuất miễn thuế cho doanh nghiệp thực hành xanh 2 - 4 năm đầu tiên...

Thời gian tới, ông Khoa kiến nghị Chính phủ ban hành các khung pháp lý và chuẩn ESG quốc gia; thúc đẩy tài chính xanh, vốn ưu đãi cho doanh nghiệp triển khai ESG, giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. "Cần hình thành mạng lưới ESG nội địa do doanh nghiệp dẫn dắt", ông Khoa nói.

Theo TS Bùi Thanh Minh, Phó giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), chính sách phát triển bền vững không phải là chính sách đơn lẻ mà là chính sách tổng thể.

"Điểm nghẽn lớn nhất là thiếu tư duy tiếp cận tổng thể về chiến lược phát triển bền vững quốc gia cũng như dành cho từng doanh nghiệp. Cần có hệ sinh thái ESG, tức là chúng ta sẽ làm ESG theo tư duy toàn cầu nhưng hành động phải thực tế, theo tiêu chí, tiêu chuẩn", ông Minh nhấn mạnh.

Ông Huy cho rằng, thời gian tới, Việt Nam cần tập trung tháo gỡ các rào cản thể chế, thúc đẩy khung pháp lý minh bạch, hỗ trợ đào tạo ESG; thiết lập cơ chế tài chính linh hoạt hơn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa...

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (24/4), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh sau khi lập đỉnh. Theo đó, vàng miếng SJC về mốc 119,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn về 118 triệu đồng/lượng.

Công an cảnh báo 1 thủ đoạn lừa đảo mới, chưa từng xuất hiện: Đối tượng nhắm đến là học sinh sinh viên, phụ huynh cũng phải tuyệt đối cảnh giác

Sau khi nhận được nhiều cuộc gọi mạo danh là công an và là người của tổ chức giáo dục liên tục gọi điện đe dọa, uy hiếp với nội dung là số tài khoản ngân hàng có dấu hiệu rửa tiền, nữ sinh đã xin bố mẹ 10 triệu đồng và chuyển cho bọn lừa đảo.