Tài chính

Du lịch phục hồi, các hãng hàng không Trung Quốc có một lợi thế khiến đối thủ châu Âu phải ghen tị

Lợi thế của các hãng hàng không Trung Quốc

Các hãng hàng không châu Âu cảnh báo, họ sẽ phải vật lộn để cạnh tranh với các đối thủ Trung Quốc khi hoạt động du lịch phục hồi sau lệnh phong tỏa do Covid-19, vì họ buộc phải thực hiện các đường bay dài hơn đến châu Á để tránh bay qua không phận Nga.

Ông Ben Smith - Giám đốc điều hành Air France-KLM - cho biết, các hãng hàng không Trung Quốc có "lợi thế không công bằng" so với các hãng hàng không châu Âu đã bị cấm bay vào không phận Nga kể từ khi chiến sự Nga – Ukraine bùng nổ hơn một năm trước.

Theo tờ Financial Times (Anh), chiến sự Nga - Ukraine đã vẽ lại một số đường bay chính của thế giới, khiến các hãng hàng không châu Âu không được bay vào không phận Nga mà phải bay vòng rất xa qua miền bắc nước Nga. Nhưng các hãng hàng không Trung Quốc vẫn có thể bay qua không phận Nga và thực hiện các đường bay ngắn hơn tới châu Âu.

Ông Smith nói: "Từ Paris đến Seoul, thời gian bay có thể kéo dài tới 3 tiếng. Nếu một máy bay Trung Quốc bay qua Nga, thì họ đã có một lợi thế không công bằng so với chúng tôi."

Topi Manner - Giám đốc điều hành hãng hàng không Finnair của Phần Lan - cũng cảnh báo rằng, các hãng hàng không châu Âu đang gặp bất lợi "đáng kể".

Finnair đã triển khai hoạt động kinh doanh của mình bằng cách tận dụng vị trí ở phía bắc châu Âu để cung cấp các chuyến bay nhanh đến châu Á qua phía bắc nước Nga. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Finnair đã bị ảnh hưởng nặng nề do việc Nga đóng cửa không phận đột ngột vào năm ngoái.

Ông Andrew Charlton, một nhà tư vấn hàng không - cho biết: "Hành trình bị kéo dài thêm nhiều giờ và kèm theo đó là nhiên liệu, chi phí và khí thải."

Các chuyến bay của Finnair giữa Helsinki và Tokyo hiện mất hơn 13 tiếng, trong khi chỉ mất 9 tiếng 30 phút trước khi Nga đóng cửa không phận.

Ông Charlton cho biết thêm, các chuyến bay được định tuyến lại cũng sẽ làm gia tăng tắc nghẽn trên bầu trời châu Âu, dẫn đến khả năng kiểm soát không lưu bị chậm trễ.

Du lịch hàng không phục hồi gần bằng trước đại dịch

Theo tờ Financial Times, các cảnh báo này được đưa ra khi sự phục hồi của du lịch hàng không đã khiến lưu lượng các chuyến bay cao gần bằng mức trước đại dịch Covid-19 ở các khu vực như châu Âu, thúc đẩy sự phục hồi của ngành hàng không.

Đặc biệt, các hãng hàng không cũng hi vọng sẽ tận dụng được lượng khách du lịch Trung Quốc dự kiến quay trở lại các điểm mua sắm nổi tiếng như Paris.

 Du lịch phục hồi, các hãng hàng không Trung Quốc có một lợi thế khiến đối thủ châu Âu phải ghen tị - Ảnh 1.

Ông Ben Smith - Giám đốc điều hành hãng hàng không Air France-KLM liên doanh giữa Pháp và Hà Lan. Ảnh: Reuters

Ông Smith cho biết, Air France-KLM đang tăng dần các chuyến bay đến Thượng Hải và Bắc Kinh, đồng thời dự định phục hồi ít nhất 50% công suất chuyến bay so với năm 2019 tại Trung Quốc. Năm ngoái, Air France-KLM lần đầu tiên có lãi trở lại kể từ năm 2019 với doanh thu tăng mạnh. Hãng hàng không này kỳ vọng, công suất toàn cầu của mình sẽ tăng hơn nữa vào năm 2023.

Theo tờ Financial Times, Air France-KLM là một trong những hãng hàng không đã hưởng lợi lớn từ nhu cầu cao đối với du lịch hàng không ở châu Âu và Mỹ kể từ năm ngoái.

Air France-KLM đang cố gắng vượt qua những khó khăn cuối cùng do đại dịch Covid-19 gây ra bằng cách giảm bớt 10 tỷ euro tiền viện trợ của chính phủ mà hãng hàng không này nhận được để ứng phó với các chuyến bay bị hủy. Điều này sẽ cho phép France-KLM tự do thực hiện các hoạt động mua lại, vì một số gói viện trợ đi kèm với các hạn chế của Liên minh châu Âu (EU) đối với việc mua và trả cổ tức.

Air France-KLM cho biết, đến cuối tháng 4 tới, họ sẽ hoàn trả 2,5 tỷ euro trong các khoản vay còn lại do Chính phủ Pháp bảo lãnh và tái cấp vốn cho một số trái phiếu hỗn hợp liên kết với chính phủ, loại bỏ các ràng buộc gắn liền với các phần của gói viện trợ.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Lý giải nguyên nhân dòng tiền vẫn chảy mạnh vào bất động sản?

Trước bối cảnh lãi suất tiền gửi có xu hướng giảm, cùng thông tin tích cực từ nghị định 08 vừa ban hành, bất động sản vẫn là kênh đầu tư thu hút dòng tiền trong trung và dài hạn. Nhiều giải pháp tài chính hấp dẫn, đem lại mức tăng trưởng vượt kỳ vọng trở thành đòn bẩy thôi thúc nhà đầu tư rót tiền, nắm bắt thời cơ.