Tài chính

Dự báo KQKD quý I: Lợi nhuận VPBank tăng 177%, HDBank, VietinBank, OCB tăng trên 40%, hai ngân hàng có lãi giảm

 Ảnh minh hoạ: HDBank.

Trong báo cáo phân tích ngành công bố mới đây, Công ty Chứng khoán MB (MBS) đã đưa ra dự báo lợi nhuận các ngân hàng trong quý I/2024 với phần lớn các kết quả tương đối tích cực.

Trong đó, VPBank là ngân hàng được dự báo có mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất, tăng gần 178% so với cùng kỳ năm trước, tương đương khoảng hơn 4.500 tỷ đồng lãi sau thuế. MBS ước tính tăng trưởng tín dụng quý I của VPBank đạt 10% so với cuối năm 2023, NIM tăng nhẹ lên mức 6,2% và chi phí trích lập được dự báo sẽ ở mức 9,5%.

Dự báo trong cả năm 2024, lợi nhuận của VPBank sẽ tăng hơn 90% đạt khoảng hơn 16.000 tỷ đồng.

Tiếp đó là HDBank với mức tăng lợi nhuận quý I ước đạt 48% dựa trên mức nền thấp của quý I/2023, tương đương lãi sau thuế hơn 3.200 tỷ đồng. Tín dụng quý I của HDBank dự kiến tăng trưởng dương khi 2 tháng đầu năm tăng 2,7% so với cuối năm trước. 

Lợi nhuận sau thuế 2024 của ngân hàng này được dự báo tăng 31,5% nhờ vào tín dụng tiếp tục tăng trưởng tốt và NIM tiếp tục cải thiện. 

 Nguồn: MBS, Diệp Bình tổng hợp.

Hai ngân hàng VietinBank và OCB được dự báo lợi nhuận cùng tăng hơn 44% với lợi nhuận sau thuế tương đương khoảng 6.976 tỷ đồng và 1.135 tỷ đồng.

Lợi nhuận VietinBank tăng nhờ tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 5% trong quý I với NIM đi ngang đạt 2,9%. Thu nhập ngoài lãi tăng 12% nhờ hoạt động kinh doanh ngoại hối và thu phí.

Còn tại OCB, lợi nhuận cả năm 2024 được dự báo tăng 29,3% so với năm trước đạt 5.403 tỷ đồng. Tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng đạt 14,9% nhờ được dẫn dắt bởi mảng cho vay chủ lực là KHCN và SME khi nhu cầu tín dụng cho 2 mảng này sẽ khả quan hơn.

NIM của ngân hàng được kỳ vọng sẽ đi ngang so với 2023 khi mà NIM quý IV/2023 vẫn chưa cải thiện so với quý liền trước và so với cùng kỳ. NIM được duy trì chủ yếu do COF suy giảm. Thu nhập hoạt động của OCB được dự báo đạt 12.100 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ, trong đó thu nhập lãi thuần và thu ngoài lãi tăng lần lượt 21,6% và 44%.

Sacombank được dự báo tăng 31,6% lợi nhuận nhờ tăng trưởng tín dụng đạt 4% so với cuối năm 2023. NIM đi ngang so với quý IV/2023 đạt 3,6%. 

Các chuyên gia dự báo lợi nhuận BIDV tăng gần 17% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ có việc giảm chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

MB được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng tín dụng khoảng 5% trong quý I, thu ngoài lãi dự kiến sẽ tăng khoảng 12% svck. Chi phí trích lập được dự báo tăng trưởng 10% so với cùng kỳ. Lợi nhuận quý I ước tăng 14,8%.

Techcombank được dự báo ghi nhận tăng trưởng tín dụng khoảng 8% trong quý I, mức cao nhất trong số các ngân hàng được nhắc đến trong báo cáo, đồng thời NIM quý I tăng 20 điểm cơ bản. Chi phí trích lập tăng 32% so với cùng kỳ.

Các ngân hàng còn lại được dự báo mức tăng trưởng thấp, dưới 10% có thể kể đến như ACB, Vietcombank (hai ngân hàng có mức nền lợi nhuận cao trong quý I/2023), thậm chí dự báo lợi nhuận giảm với VIB (giảm 3,5%) và TPBank (giảm 11,2%).

Nguyên nhân lợi nhuận giảm tại VIB được các chuyên gia MBS chỉ ra là do nhu cầu tín dụng bán lẻ còn yếu. NIM ước giảm 10 điểm cơ bản trong quý I trong khi chi phí trích lập tăng gấp đôi.

Với TPBank, lợi nhuận sau thuế quý I giảm 11% dựa trên mức nền cao cùng kì và tín dụng tập trung tăng vào nửa cuối năm 2024. Xét cả năm, lợi nhuận sau thuế được dự báo tăng 13,4% so với cùng kỳ với mức tăng trưởng tín dụng ước khoảng 16%, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 19%.

 

Dự báo chung cho toàn ngành, MBS kỳ vọng lợi nhuận sau thuế ca các ngân hàng theo dõi tăng 23,6% trong năm 2024 với ba động lực chính là tăng trưng tín dng cao hơn ca nhóm NHTMNN; NIM tăng nh hoc đi ngang và sự phục hồi của thu nhp ngoài lãi nh hot đng thu phí đưphc hi.

Bên cạnh đó, kinh doanh vàng và ngoi hi cũng s đưc d báo có thu nhp ttrong 6 tháng đầu năm 2024 nh nhng biến đng gn đây.

Các chuyên gia chỉ ra ba đặc điểm sẽ giúp các ngân hàng sẽ có được kết quả khả quan hơn so với toàn ngành.

Thứ nhất, NIM có thể chống chọi được sự bào mòn do hoạt động cắt giảm lãi suất cho vay nhằm cạnh tranh tăng trưởng tín dụng. Những ngân hàng được kỳ vọng sẽ có NIM bền vững nên là những ngân hàng có chi phí vốn thấp và ưu thế về CASA (như Vietcombank, Techcombank, MB…).

Thứ hai, những ngân hàng có mảng tín dụng tăng trưởng tốt và ổn định nhờ có tệp khách hàng riêng (như HDBank, Techcombank, …).

Cùng chuyên mục

Đọc thêm