Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 26/4: NĐT cá nhân trở lại mua ròng khớp lệnh trong phiên VN-Index đánh rơi hơn 68 điểm, tâm điểm HPG, VPB, TCB

Tiếp nối chuỗi ngày “đen tối”, thị trường một lần nữa khởi đầu tuần giao dịch mới cùng áp lực bán mạnh xuyên suốt cả phiên. Đà bán tháo liên tục lan rộng khiến thị trường đóng cửa giảm tới 68,31 điểm, tương đương bốc hơi 4,95%, dừng chân tại mốc 1.310,92 điểm.

Giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt 21.915 tỷ đồng, giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 25.522 tỷ đồng, giảm 11,6% so với phiên liền trước.

Nhóm VN30 được coi là nguyên nhân chính với mức giảm điểm cao nhất từ trước tới nay của thị trường chứng khoán. Tất cả cổ phiếu thuộc nhóm này đều đóng cửa dưới tham chiếu, trong đó có 16 cổ phiếu đóng cửa trong tình trạng “trắng bên mua” như BVH, CTG, HPG, MWG, PLX…

Tất cả các nhóm ngành đều có diễn biến tiêu cực trong phiên hôm nay. Dẫn đầu về mức độ giảm giá là nhóm ngành công nghệ, theo sau là nhóm dầu khí, chứng khoán. Nhóm nâng đỡ chỉ số trong phiên trước như ngân hàng cũng không thể chống lại xu hướng chung và quay đầu giảm mạnh hôm nay. Nhóm thuỷ sản, dệt may, hoá chất & cảng biển có phiên giảm thứ 2 liên tiếp.

  Thống kê giao dịch của các bên tham gia thị trường. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Tổ chức nội đảo chiều bán ròng nhẹ

Trong phiên giao dịch đầu tuần, tổ chức trong nước (bao gồm tự doanh) đảo chiều bán ròng 55,7 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 253,9 tỷ đồng.

Thống kê cho thấy, tổ chức nội bán ròng 8/18 ngành với giá trị lớn nhất đặt tại nhóm ngân hàng. Top10 mã bị bán ròng mạnh nhất có HPG, VPB, TCB, FUEVFVND, MSN, NVL, VIC, VNM, ACB, DIG.

Thanh khoản của nhóm ngân hàng tăng 20% so với trung bình 5 phiên trước đó và tỷ trọng giá trị giao dịch của ngành cũng vọt lên mức 18,03% toàn thị trường, cao nhất trong vòng 10 phiên liên tiếp do áp lực bán chủ động tăng mạnh.

Các mã giao dịch mạnh nhất gồm VPB, TCB, MBB, STB, ACB, VCB, CTG, SHB, TPB, BID. Có 5/10 mã giảm sàn cho thấy mức độ bán rất mạnh. Đây là nhóm cổ phiếu đã điều chỉnh khá lâu kể từ tháng 6/2021. Trong vòng 3 tháng chỉ có 3/34 cổ phiếu ngân hàng còn tăng điểm trong khi đó có 30/34 cổ phiếu giảm trên 10%.

Trở lại với giao dịch của tổ chức nội, dòng tiền khối này chủ yếu tìm đến cổ phiếu của các doanh nghiệp bán lẻ. Top mua ròng có MWG, FPT, REE, GMD, PNJ, PAN, VCB, DXG, DRC, BWE.

 Top5 mã tổ chức trong nước mua/bán ròng phiên 25/4. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

NĐT cá nhân trở lại mua ròng khớp lệnh trong phiên VN-Index rơi sâu

Trong phiên VN-Index bốc hơi hơn 68 điểm, giao dịch của NĐT cá nhân vẫn nhuốm màu ảm đạm, tuy nhiên quy mô rút vốn giảm mạnh khi họ chỉ còn bán ròng 170 tỷ đồng. Thậm chí nếu tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng trở lại với giá trị vào ròng đạt 155 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 6/18 ngành, chủ yếu là ngành ngân hàng. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các cổ phiếu như HPG, VPB, TCB, DXG, NVL, OCB, VND, STB, PTB, VJC.

Phía bán ròng khớp lệnh, cá nhân trong nước bán ròng 12/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành bán lẻ, công nghệ thông tin. Top bán ròng có: MWG, FPT, GMD, DGC, VRE, VNM, PNJ, REE, DRC.

 Top10 mã NĐT cá nhân mua/bán ròng phiên 25/4. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Khối ngoại mua ròng phiên thứ 7 liên tiếp

Về phía NĐT nước ngoài, họ duy trì hoạt động mua ròng sang phiên thứ 7 liên tiếp. Cụ thể, khối ngoại mua ròng 225 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 99 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm thực phẩm & đồ uống, hóa chất. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VRE, DGC, VNM, GMD, MSN, BCM, FUEVFVND, VIC, PVD, GAS.

Ngày hôm nay nước ngoài mua ròng đáng chú ý nhất là VRE và DGC, riêng với VRE nước ngoài liên tục mua ròng 9 phiên gần đây với tổng giá trị mua ròng đạt 277 tỷ đồng trong những phiên này.

VRE mới công bố tài liệu đại hội cổ đông 2022 trong đó doanh nghiệp đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế 2022 tăng 82,5% đạt 2.400 tỷ đồng, không chia cổ tức năm 2021.

VIC, PVD cũng là 2 trong những cổ phiếu được nước ngoài quay lại mua ròng, đảo ngược xu hướng bán ròng trước đó.

Tại phía bán ròng khớp lệnh, NĐT nước ngoài xả mạnh nhất cổ phiếu tài nguyên cơ bản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: HPG, DXG, VCB, OCB, VHM, PTB, SSI, DHC, STB. Trong nhóm bán ròng, DXG là tên mới, đây là cổ phiếu được Dragon Capital mua ròng mạnh tuần trước.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Cách nào rã đông 30 tỉ USD trong bất động sản nghỉ dưỡng?

Hơn 680 ngàn tỉ đồng (tương đương 30 tỉ USD) đang được “chôn vùi” trong bất động sản loại hình condotel, shophouse và biệt thự nghỉ dưỡng khắp cả nước. Sự lúng túng của cơ quan chức năng khiến phân khúc này rơi vào tình trạng thiếu tính pháp lý, dẫn tới thanh khoản kém, giao dịch gần như đóng băng trong nhiều năm.

MGV được vinh danh top 5 doanh nghiệp môi giới BĐS uy tín năm 2022

Ngày 22/04/2022, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố Top 10 Công ty uy tín ngành BĐS - Xây dựng – VLXD năm 2022. Trong đó, Địa ốc MGV được vinh danh tại hạng mục Top 5 công ty tư vấn & môi giới BĐS Việt Nam uy tín năm 2022.

Đặc quyền sống tinh hoa giữa di sản Hồ Tây

Được phát triển bởi CapitaLand – tập đoàn bất động sản đa ngành hàng đầu châu Á với hơn 27 năm kinh nghiệm tại Việt Nam, dự án căn hộ hạng sang Heritage West Lake là điểm chạm hoàn hảo giữa sự am hiểu văn hóa địa phương và tư duy quốc tế, kiến tạo chuẩn mực sống thượng lưu mới cho giới tinh hoa Hà thành.

Lý giải sức hút của biệt thự phố The 9 Stellars

Những dự án có nội lực mạnh mẽ luôn tạo được sức hút với thị trường. Với lợi thế từ vị trí cùng tầm nhìn tiên phong của nhà phát triển Bất động sản hàng đầu Việt Nam - SonKim Land, khu đô thị thông minh The 9 Stellars liên tục đón nhận được sự quan tâm của khách hàng và nhà đầu tư từ những ngày đầu ra mắt.

VietCredit thăng hạng vượt bậc đứng thứ 3 trong bảng FAST500

Trong bảng xếp hạng FAST500 – Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam được vinh danh vào ngày 22/04/2022, công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit) đứng thứ 3, tăng 33 bậc so với năm 2021 và là đơn vị duy nhất trong ngành tài chính ngân hàng có mặt trong Top 10 của bảng xếp hạng.

TCBS: Chia sẻ cách tư vấn phát hành một trái phiếu doanh nghiệp

Sự bùng nổ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong những năm vừa qua, cùng với sự tham gia của nhiều công ty chứng khoán, nhiều tổ chức, cá nhân với vai trò tổ chức tư vấn phát hành (TVPH), tổ chức cung cấp dịch vụ đại lý, nhà phân phối dẫn đến tình trạng chạy đua về khối lượng nhưng lại không đồng đều về chất lượng.