Dư địa tăng giá đã giúp cho thị trường tiếp tục mở cửa trong sắc xanh và tiến gần hơn với vùng cản 1.215 - 1.220 điểm của VN-Index. Tuy nhiên, lực mua tại đây cũng trở nên thận trọng. Chỉ số dần mất thăng bằng và lùi về dưới mốc tham chiếu do sức ép đến từ nguồn cung chốt lời.
Kết phiên, VN-Index giảm 1,79 điểm, giảm 0,15% và đóng cửa tại 1.206,33 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên trước với 537,1 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.
VN30-Index cũng có diễn biến lùi bước từ vùng đỉnh cũ quanh 1.242 điểm. Dù vậy, số lượng cổ phiếu tăng và giảm rất cân bằng với 15 cổ phiếu đóng cửa trong sắc xanh và 15 cổ phiếu đóng cửa trong sắc đỏ.
SAB dẫn đầu nhóm tăng giá với tỷ lệ 4%, theo sau là BID (+2,2%), BVH (+2,1%), VHM (+1,9%), TCB (+1,6%)… Ngược lại, VIC giảm sâu nhất nhóm với 4,5%, tiếp đến là MSN (-3,5%), TPB (-2,2%), FPT (-1,6%), MWG (-1,6%)…
Tương ứng với diễn biến hạ nhiệt từ vùng giá cao của thị trường chung, nhiều nhóm ngành đã không duy trì được đà tăng và phải quay đầu hạ nhiệt vào cuối phiên. Đáng chú ý là mức giảm điểm nhanh của nhóm hóa chất, công nghệ thông tin, chăn nuôi và vận tải biển.
Cổ phiếu ngân hàng và bất động sản phân hóa, do đó, cũng chưa thể giúp kết quả giao dịch được cải thiện hơn. Dù vậy, vẫn có những ngành vẫn tích cực như chứng khoán, thiết bị điện, bảo hiểm, vật liệu xây dựng…
Dòng tiền tự doanh tiếp tục tìm đến nhóm ngân hàng, BĐS
Trong phiên giao dịch vừa qua, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán chuyển hướng bán ròng 88,9 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 289 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 5/18 ngành với hai nhóm được mua ròng mạnh nhất là ngân hàng, bất động sản. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên cuối tuần gồm VPB, TCB, DXG, KBC, NVL, MSN, MSB, VIB, ACB, STB.
Bên phía bán ra, tự doanh chủ yếu bán ròng cổ phiếu bán lẻ, du lịch và giải trí. Top các mã bị bán ròng gồm VIC, MWG, MBB, HDB, VNM, VJC, VCB, KDH, VHM, SSI.
Tổ chức nội chưa dứt đà bán ròng
Giao dịch cùng chiều tự doanh, NĐT tổ chức trong nước tiếp đà bán ròng 224,5 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 206,1 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức nội bán ròng 10/18 ngành với giá trị lớn nhất là nhóm hàng & dịch vụ công nghiệp. Top bán ròng có VIC, PNJ, REE, CTG, FPT, TPB, MWG, STB, GMD, VCB.
Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu dịch vụ tài chính. Top mua ròng có SHB, VPB, ACB, VIB, MBB, SSI, KDH, VHM, VCI, KBC.
NĐT cá nhân thu hẹp quy mô rút vốn phiên VN-Index chịu áp lực điều chỉnh
Trong phiên VN-Index diến biến thận trọng trước vùng cản mạnh, NĐT cá nhân thu hẹp quy mô rút vốn còn hơn 33 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 530 tỷ đồng phiên trước đó. Trong đó, họ bán ròng khớp lệnh là 494 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 9/18 ngành, trong đó họ tập trung gom cổ phiếu ngành hóa chất. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã: VIC, PNJ, DGC, REE, FPT, MWG, CTG, TPB, VHM, HPG.
Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 9/18 ngành còn lại với áp lực rút vốn chủ yếu là nhóm ngành ngân hàng, dịch vụ tài chính. Top bán ròng có: VPB, SSI, KBC, DXG, TCB, SHB, MSN, ACB, VIB.
Khối ngoại mua ròng hơn 410 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh
Về phía NĐT nước ngoài, họ chuyển hướng rút ròng 33 tỷ đồng, tuy nhiên tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 411 tỷ đồng.
Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm dịch vụ tài chính, bất động sản. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: SSI, KBC, STB, DXG, VCB, MSN, GEX, GAS, CTG, SAB.
Tại phía bán ròng khớp lệnh, NĐT ngoại chưa ngừng rút vốn khỏi nhóm hóa chất. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: DGC, VHM, HPG, E1VFVN30, PLX, FUEVFVND, EIB, VIC, HDB.