Phong cách sống

Đối khó với khủng hoảng nhân lực ngành du lịch - khách sạn sau đại dịch: Vừa đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, vừa áp dụng công nghệ thông minh vào vận hành

Do tác động của đại dịch, nguồn nhân lực cho lĩnh vực khách sạn, du lịch giảm đi đáng kể. Trong khi đó, Sun Hospitality Group (SHG) và IHG Hotels & Resorts ký kết quản lý thêm 4 khách sạn với 2.910 phòng tại Bà Nà Hills và Quang Hanh Yoko Park. Trước câu hỏi về là "nước cờ mạo hiểm" của SHG và IHG trong lần hợp tác này nhằm giải quyết vấn đề khủng hoảng nhân sự, bà Serena Lim, Phó Chủ tịch phụ trách Phát triển khu vực Đông Nam Á và Hàn Quốc của IHG, nhận định: "Câu chuyện nguồn nhân lực cho ngành du lịch - khách sạn rất phổ biến hiện nay và cũng xuất hiện ở các thị trường khác, chứ không chỉ riêng ở Việt Nam. Tôi nghĩ để giải quyết vấn đề này, chúng tôi cần làm việc chăm chỉ và nhiều hơn nữa để lĩnh vực của chúng tôi ngày càng thu hút người lao động. Ví dụ như ở IHG, chúng tôi tạo ra niềm tin để công ty chúng tôi sẽ là nơi mà họ có cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp của mình. 

Đối khó với khủng hoảng nhân lực ngành du lịch - khách sạn sau đại dịch: Vừa đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, vừa áp dụng công nghệ thông minh vào vận hành  - Ảnh 1.

Chúng ta thấy rằng, Việt Nam hiện có rất nhiều điểm đến mới đang được mở ra. Như vậy, mọi người cũng rất tự hào khi làm việc trong lĩnh vực khách sạn - dịch vụ này, chúng tôi nhận thấy đó là nền tảng tốt cho việc phát triển. Làm cách nào để cùng nhau tiếp tục thu hút các thế hệ sau cùng tham gia vào lĩnh vực khách sạn, kết nối với nhau nhằm giới thiệu những sản phẩm mới này trên thị trường, từ đó nâng ngành khách sạn (hospitality) lên một tầm cao mới. Ở Việt Nam cũng có một nền tảng mà mọi người cảm thấy rất tự hào và có sự gắn kết khi làm việc trong lĩnh vực khách sạn - du lịch. Tôi nghĩ rằng nhiệm vụ của cũng ta hiện nay là cần phải làm việc nhiều hơn nữa, phối hợp với nhau để mọi người có cơ hội phát triển trong lĩnh vực này, cũng như cảm thấy có cơ hội phát triển nghề nghiệp". 

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Vũ Quỳnh Anh, Tổng Giám đốc Sun Hospitality Group chia sẻ: "Về phần nguồn lực trong ngành du lịch Việt Nam đang là 1 yếu tố vô cùng khẩn thiết và đặt ra một bài toán rất đau đầu. Chúng tôi chắc chắn phối hợp với nhau để có những chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi nguồn lực để phát triển nguồn lực tại chổ để thu hút được nguồn lực nhân sự cho các cơ sở của chúng tôi trong thời gian tới.

Trong giai đoạn Covid và sau Covid, có rất nhiều nhân viên trong mảng du lịch, nghỉ dưỡng đã bỏ việc, bởi vì họ cảm thấy đây là một ngành không ổn định. Ngoài việc tạo niềm tin cho người lao động về sức mạnh nội tại của chính họ, về tương lai phát triển của ngành, chúng tôi cần sự hợp tác chiến lược để tạo nguồn và phát triển nhân lực. Chúng ta có thể thấy, số lượng nhân sự trong ngành du lịch, nghỉ dưỡng đang thiếu nhưng số lượng người lao động không có việc làm ở Việt Nam rất nhiều. Vì vậy, đó vừa là thiếu vừa là thừa. Bài toán của chúng tôi ở đây sẽ là bài toán về đào tạo đội ngũ lao động tại chỗ, với các phương thức đào tạo sáng tạo, dễ tiếp cận thay vì phải luân chuyển đội ngũ lao động từ nhiều địa phương khác nhau và kể cả những lao động từ nước ngoài".

Cũng theo bà Quỳnh Trang, bên cạnh tạo nguồn và tuyển dụng nhân lực, phương án vận hành cũng được coi là giải pháp quan trọng. Việc áp dụng công nghệ vào vận hành khách sạn để có thể giảm sự phụ thuộc vào người lao động và tăng cao năng suất lao động. 

Du lịch thông minh đang là từ khoá hết sức được quan tâm, không chỉ bởi nó đáp ứng xu thế toàn cầu trong kỷ nguyên 4.0, mà còn bởi rất nhiều lợi ích nó mang lại, trong đó phải kể đến khả năng tăng hiệu suất công việc, nhất là khi nhiều doanh nghiệp du lịch phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực sau đại dịch Covid-19. Các ứng dụng nhằm tăng hiệu suất lao động và nâng cao trải nghiệm khách hàng có thể kể đến việc áp dụng tự động hóa trong các khâu như: hệ thống giặt là tự động; ứng dụng trong quản lý bảo trì bảo dưỡng; cải tiến thông minh trang thiết bị vận hành trong khách sạn… được vận dụng ngày càng rộng rãi. 

Đối khó với khủng hoảng nhân lực ngành du lịch - khách sạn sau đại dịch: Vừa đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, vừa áp dụng công nghệ thông minh vào vận hành  - Ảnh 2.

IHG và SHG phát triển mô hình nghỉ dưỡng suối khoáng nóng onsen mang thương hiệu Vignette Collection đầu tiên tại Quảng Ninh.

Cũng theo tiết lộ của bà Serena Lim, trong lần hợp tác này, Tập đoàn IHG giới thiệu thương hiệu mới: Vignette Collection - là thương hiệu sang trọng mới nhất, thừa hưởng đẳng cấp toàn cầu và kinh nghiệm quản lý dày dặn của IHG song vẫn giữ được bản sắc riêng gắn với mỗi điểm đến. Trước mắt, thương hiệu Vignette Collection sẽ được IHG và SHG phát triển ở hai dự án Sun Onsen Village và Yoko Onsen Quang Hanh nằm trong khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng Quang Hanh tại Quảng Ninh đang rất nổi tiếng.

"Tôi nhận thấy du khách xu hướng tìm kiếm mô hình du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe mang tính bền vững. Những xu hướng trên hài hòa với triết lý phát triển Vignette Collection. Kết hợp cùng việc Việt Nam hội tụ nhiều điều kiện để phát triển các điểm đến độc đáo, việc giới thiệu mô hình nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe onsen Vignette Collection đến Việt Nam là điều dễ hiểu. Tôi chắc chắn rằng khái niệm và trải nghiệm nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe onsen của Vignette Collection sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho ngành dịch vụ khách sạn trong nước", bà Serena Lim bày tỏ sự tin tưởng, đồng thời khẳng định tốc độ hồi phục của thị trường Việt Nam sau đại dịch: "Theo số liệu thống kê chúng tôi thu thập được thì vào tháng 1 năm nay tỷ lệ lấp đầy phòng chỉ có 19% nhưng đến tháng 5 năm nay thì tỷ lệ này đã tăng lên đến 38%. Và cũng theo số liệu thống kê của tập đoàn IHG, Tp. Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục là những điểm đến được ưa chuộng nhất ở Việt Nam cũng như là ở trên thế giới". 




Cùng chuyên mục

Đọc thêm