Kinh doanh

Doanh nghiệp lo "khó chồng khó" khi áp thuế đối ứng và thuế TTĐB

Tóm tắt:
  • Doanh nghiệp Việt đối mặt khó khăn do thuế chồng thuế và thuế TTĐB cao đột ngột.
  • Tăng thuế TTĐB có thể thúc đẩy buôn lậu, gây bất ổn thị trường, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng.
  • Thuế quan làm giảm khả năng cạnh tranh hàng hóa Việt tại thị trường Mỹ, giảm kim ngạch xuất khẩu.
  • Tăng thuế gây lo lắng, trì hoãn đầu tư, tiêu dùng thắt chặt, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
  • Giải pháp đề xuất là điều chỉnh thuế từ tốn, cân nhắc lộ trình hợp lý và ứng phó biến động quốc tế.
Doanh nghiệp lo 'khó chồng khó' khi áp thuế đối ứng và thuế TTĐB ảnh 1

Việc tăng thuế TTĐB quá cao và đột ngột sẽ tạo động lực cho tình trạng buôn lậu gia tăng, vốn là vấn nạn gây bất ổn cho thị trường và đe dọa sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam. Trong ảnh, lực lượng chức năng bắt giữ thuốc lá lậu. Ảnh internet.

Thuế quan làm suy yếu sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Mỹ. Khi chi phí xuất khẩu tăng lên do thuế, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải tính toán lại giá bán để duy trì lợi nhuận. Trong nhiều trường hợp, điều này đồng nghĩa với việc tăng giá sản phẩm, khiến hàng hóa Việt Nam trở nên kém hấp dẫn hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Hệ quả tất yếu là giảm sút kim ngạch xuất khẩu, vốn là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng nhất của nền kinh tế Việt Nam.

Mặt khác, thuế quan khơi dậy tâm lý bất ổn, lan tỏa sự lo ngại trong nền kinh tế, từ đó tác động tiêu cực đến các quyết định đầu tư và tiêu dùng. Cả doanh nghiệp và nhà đầu tư đều trở nên thận trọng hơn, trì hoãn các kế hoạch mở rộng sản xuất, kinh doanh hoặc triển khai các dự án đầu tư mới. Người tiêu dùng cũng có xu hướng thắt chặt chi tiêu, ưu tiên tiết kiệm hơn là mua sắm, đặc biệt là đối với các mặt hàng không thiết yếu.

Trong bối cảnh kinh tế đang phải gồng mình chống đỡ với những tác động từ bên ngoài, việc điều chỉnh chính sách thuế TTĐB trong nước càng đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và khéo léo.

Đối với ngành bia rượu, việc tăng thuế TTĐB có thể làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, khiến họ mất dần thị phần vào tay hàng nhập khẩu. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn kéo theo nguy cơ cắt giảm việc làm, giảm thu nhập của người lao động trong ngành. Ngoài ra, nó cũng tác động tiêu cực đến các ngành du lịch và dịch vụ có liên quan.

Đối với ngành ô tô, đặc biệt là các dòng xe pickup chở hàng, việc tăng thuế TTĐB có thể đẩy chi phí đầu vào của nhiều ngành kinh tế khác lên cao. Các ngành xây dựng, vận tải, nông nghiệp… đều sử dụng xe pickup như một phương tiện vận tải quan trọng. Khi chi phí của các ngành này tăng lên, giá cả hàng hóa và dịch vụ cũng có xu hướng tăng theo, gây ảnh hưởng đến sức mua của người dân và làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đối với ngành thuốc lá, việc tăng thuế TTĐB quá cao và đột ngột có thể tạo ra một cú huých tiêu cực, đẩy người tiêu dùng đến với các sản phẩm thuốc lá lậu, vốn có giá rẻ hơn nhiều do không phải chịu thuế và các quy định khác. Điều này không chỉ gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước mà còn làm gia tăng tình trạng buôn lậu, gây bất ổn cho thị trường và đe dọa sức khỏe cộng đồng.

Giải pháp chính sách: Hài hòa giữa các mục tiêu

Các doanh nghiệp kiến nghị, các mức thuế và lộ trình tăng thuế TTĐB cần được cân nhắc một cách thận trọng để có mức tăng và lộ trình hợp lý, tránh tạo ra “cú sốc kép” cho các doanh nghiệp.

Thay vì những thay đổi đột ngột và gây sốc, nên có lộ trình điều chỉnh thuế từ tốn, có thể kéo dài trong vài năm, để các doanh nghiệp và người tiêu dùng có thời gian thích nghi.

Đối với mặt hàng rượu, bia, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã kiến nghị nên bắt đầu áp dụng thuế từ năm 2028 và tăng thuế mỗi năm 5% theo Phương án 1. Đối với mặt hàng thuốc lá, VCCI đề xuất mức thuế tuyệt đối tăng 2.000 đồng/bao mỗi hai năm kể từ năm 2026 và đạt tối đa 6.000 đồng/bao vào năm 2030.

Bên cạnh việc điều chỉnh chính sách thuế TTĐB một cách khéo léo, Việt Nam cũng cần chủ động ứng phó với những biến động từ bên ngoài, đặc biệt là chính sách thuế quan của Mỹ, thông qua các biện pháp như đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và tăng cường đàm phán quốc tế.

P.V

Các tin khác

Năm 2024, Masan High-Tech Materials đạt EBITDA 1.785 tỷ đồng, tăng 15%

Thái Nguyên, ngày 22/4/2025, tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Masan High-Tech Materials (mã cổ phiếu UpCOM: MSR) chính thức công bố định hướng chiến lược “Back to Basics – Tập trung vào giá trị cốt lõi”. Trong bối cảnh thế giới đối mặt với bất ổn về nguồn cung các loại khoáng sản quan trọng, MHT củng cố nền tảng vốn tạo nên bản sắc và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: khai thác và chế biến khoáng sản, nhằm tạo ra giá trị bền vững cho cổ đông và đối tác.

Vincom Retail công bố chiến lược phát triển toàn diện

Công ty Cổ phần Vincom Retail (Mã CK: VRE) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đánh giá Việt Nam đang bước vào “kỷ nguyên vươn mình” với nhiều cơ hội lịch sử, Vincom Retail đặt mục tiêu phát triển toàn diện, bứt phá mạnh mẽ, khẳng định vị thế dẫn đầu trên thị trường bất động sản bán lẻ.

Đề xuất 5 nhóm giải pháp bảo hiểm cho hợp tác xã nông nghiệp

Tại Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho HTX sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh HTX tỉnh Quảng Ninh tổ chức mới đây, bà Cao Xuân Thu Vân, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam phát biểu lời khai mạc của mình bằng việc dẫn lời Bác Hồ năm 1946: “Nhóm lại thì thành giàu, chia ra thì thành khó” để nhấn mạnh rằng bảo hiểm chính là biểu hiện cụ thể của tinh thần “nhóm lại” trong sản xuất nông nghiệp – nơi mỗi người cùng chia sẻ rủi ro để ổn định và phát triển lâu dài.