Trong những năm gần đây, chuỗi giá trị bán dẫn đang có xu hướng dịch chuyển dần sang các nước Đông Nam Á, theo các chuyên gia đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức của Việt Nam bởi một số quốc gia trong khu vực như Malaysia đã đặt trọng tâm thu hút ngành này từ lâu. Bên cạnh đó, các quốc gia như Indonesia hay Phillipines cũng đang đẩy mạnh thu hút FDI.
Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 13% mỗi năm, đạt được 600 tỷ USD tính đến năm 2021. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030 theo nghiên cứu từ tập đoàn tư vấn Boston (BCG). Các nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc và Nhật Bản đều đã công bố các kế hoạch trợ cấp cho ngành sản xuất chất bán dẫn, tạo nên thế cạnh tranh trong ngành công nghệ thế giới.
Ngành công nghiệp này đã mở ra nhiều cơ hội cho tất cả các quốc gia trong đó có Việt Nam với sự phát triển của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, xe tự lái, Internet of Things (IoT), … đang tạo ra nhu cầu lớn cho các linh kiện bán dẫn. Với Vệt Nam, việc sản xuất chip có thể tạo ra cơ hội xuất khẩu lớn, đặc biệt là khi nhiều quốc gia đang tìm kiếm nguồn cung cấp an toàn và độc lập trong lĩnh vực bán dẫn.
Việt Nam có điều kiện để thu hút ngành bán dẫn
Đánh giá về xu thế chuyển dịch đầu tư, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng Việt Nam có đầy đủ điều kiện và yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệp bán dẫn như hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, nguồn nhân lực kỹ thuật - công nghệ dồi dào, cơ sở hạ tầng số ngày một phát triển.
Chính phủ Việt Nam quyết tâm cao trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, đã và đang thu hút ngày càng nhiều các tập đoàn lớn trong ngành này. Thực tế, đã có nhiều Tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong ngành điện tử, bán dẫn đã hiện diện và đang có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam như Intel, Samsung, Synopsys, Qualcomm, Infineon, Amkor,... Điều này là minh chứng cho vai trò then chốt và ngày càng quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, Bộ trưởng nói.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp bán dẫn đang đặt ra các thách thức cho các doanh nghiệp và chính phủ các nước trong đó Việt Nam cũng đang phải đối mặt. Mức đầu tư cho sản xuất chip là rất lớn, đòi hỏi cơ sở hạ tầng đặc biệt và các dây chuyền sản xuất phức tạp. Trong thực tế, việc xây dựng một xưởng đúc chip có thể tiêu tốn tới 50 tỷ USD.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp bán dẫn đang chịu áp lực từ sự cạnh tranh cao, đặc biệt là từ các nước như Trung Quốc, Mỹ, và châu Âu. Những quốc gia/khu vực này đã công bố kế hoạch cho lĩnh vực chip của mình từ 50 tới 150 tỷ USD.
Sự phức tạp ngày càng tăng của công nghệ bán dẫn đòi hỏi sự đầu tư lớn vào nghiên cứu và phát triển để duy trì sự cạnh tranh. Bên cạnh đó, yêu cầu về đội ngũ nhân sự chất lượng cao rất lớn, và thực tế nguồn nhân lực của Việt Nam mới chỉ đang dừng lại ở giai đoạn đầu, kỹ năng và trình độ chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.
Bộ trưởng cho hay ngành công nghiệp bán dẫn đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm đầu thập kỉ 80 nhưng chúng ta chưa có chiến lược phát triển mang tầm quốc gia. Vì vậy, lĩnh vực này ở nước ta vẫn còn khá sơ khai, chưa có sự tham gia sâu của doanh nghiệp nội địa, chủ yếu là doanh nghiệp nước ngoài.
Để đẩy mạnh ngành công nghiệp bán dẫn, Bộ KH&ĐT đang tập trung vào ba giải pháp.
Thứ nhất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, với việc xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đến năm 2030, đề án sẽ làm rõ bức tranh toàn cảnh về nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam đến năm 2023 có 50.000 nhân lực trong ngành công nghiệp bán dẫn, với kỳ vọng cung cấp đủ số lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp bán dẫn trong nước và xuất khẩu lao động sang các các thị trường phát triển khác.
Thứ hai, xây dựng cơ chế và chính sách riêng để thu hút và tận dụng sự đầu tư từ nước ngoài: Theo Nghị định 94/2020/NĐ-CP dành riêng cho Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia được Chính phủ ban hành đã đưa ra các chính sách và mức độ ưu đãi cho các doanh nghiệp trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Trung tâm trong đó có các doanh nghiệp bán dẫn muốn gia nhập đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Cụ thể, được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 30 năm kể từ năm đầu tiên có doanh thu, miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp không quá 9 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế. Đồng thời, được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất trong thời hạn 5 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất, …
Và thứ ba là, đầu tư xây dựng các trung tâm nghiên cứu (R&D), qua đó tạo môi trường thuận lợi cho các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp của Việt Nam tiếp cận các công nghệ mới. Trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Việt Nam (NIC) đã ký biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Cadence và Đại học Bang Arizona (ASU) để hình trung tâm ươm tạo, nghiên cứu thiết kế vi mạch tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
"Chính phủ Việt Nam đã, đang và sẽ nỗ lực chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư trong ngành bán dẫn. Trong tương lai không xa, chúng tôi tin tưởng Việt Nam sẽ trở thành một đối tác tin cậy và là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu", Bộ trưởng cho hay.
Đặt mục tiêu có 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn đến năm 2030
Thông tin thêm về Đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, với mục tiêu 50.000 nhân lực. Bộ trưởng cho biết đến năm 2030 Việt Nam dự kiến đào tạo nguồn cung 50.000 kỹ sư trong ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó bao gồm 15.000 kỹ sư thiết kế vi mạch và 35.000 kỹ sư giai đoạn khác với cả ba bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Các số liệu trên được đưa ra dựa trên khảo sát nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán dẫn tại Việt Nam, và khả năng đào tạo của các đơn vị giáo dục trong nước.
Để tạo bước đà cho việc triển khai Đề án này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) ký thỏa thuận hợp tác với hai Tập đoàn lớn nhất của Mỹ về thiết kế chip là Synopsys và Cadence để hợp tác trong việc thành lập các trung tâm nghiên cứu, ươm tạo thiết kế vi mạch bán dẫn.
Đồng thời, phối hợp với hơn 30 trường đại học, viện nghiên cứu lớn trong nước và quốc tế để triển khai các chương trình đào tạo nguồn nhân lực. Cụ thể hóa kế hoạch đề ra, NIC đã phối hợp với Công ty SunEdu, Đại học bang Arizona và Tập đoàn Cadence để tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về thiết kế vi mạch dành cho giảng viên, kỹ sư muốn nâng cao chuyên môn tại các cơ sở của NIC.
Bộ cũng khuyến khích các dự án nghiên cứu và phát triển vi mạch; ứng dụng và thương mại hóa các dự án nghiên cứu; xây dựng mạng lưới nghiên cứu liên kết viện - trường.
Chương trình Thách thức đổi mới sáng tạo Việt Nam nằm trong khuôn khổ Sáng kiến đổi mới sáng tạo Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, được Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Việt Nam (NIC) và Tập đoàn Meta