Xã hội

Đề xuất bán phương tiện vi phạm hành chính, tiền trả cho dân

Tóm tắt:
  • Chính phủ đề xuất bán phương tiện vi phạm hành chính nếu không được nhận sau thời hạn quy định.
  • Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 64/143 điều và bãi bỏ 16 điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
  • Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày quy định xử lý tang vật tạm giữ nếu không xác định được chủ.
  • Tiền thu từ bán tang vật sẽ gửi vào Kho bạc Nhà nước, không nhận sẽ sung công.
  • Các Ủy ban đều nhất trí cần cải thiện quy định để tránh lãng phí tài sản và khắc phục bất cập.

Sáng 28/4, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Dự thảo Luật lần này sửa đổi, bổ sung nội dung của 64/143 điều, bãi bỏ 16 điều của Luật và bổ sung mới 1 điều so với luật hiện hành.

Chính phủ đề xuất bán phương tiện vi phạm hành chính để bảo vệ tài sản công - Ảnh 1.

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh. (Ảnh: quochoi.vn)

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 Luật hiện hành theo hướng bổ sung quy định xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ trong trường hợp hết thời hạn tạm giữ mà đối tượng vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận và không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện.

Chính phủ đề xuất quy định cụ thể những trường hợp cho phép bán ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, như: Thời hạn sử dụng dưới 6 tháng tính từ thời điểm bị tạm giữ và không có điều kiện bảo quản kỹ thuật phù hợp; dễ bị hư hỏng, suy giảm chất lượng; có nguy cơ gây cháy nổ, ô nhiễm môi trường hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; không có địa điểm bảo quản đáp ứng điều kiện kỹ thuật đối với loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ và không thể thuê kho, bãi, phương tiện bảo quản phù hợp...

" Những quy định này góp phần rút ngắn thời gian, quy trình xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, khắc phục tình trạng tồn đọng, quá tải trong bảo quản, quản lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ thời gian qua, đồng thời, giúp tránh thất thoát, lãng phí tài sản ", Bộ trưởng Tư pháp nói.

Dự thảo luật cũng quy định tiền thu được từ việc bán tang vật, phương tiện phải gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước. Nếu hết thời hạn quy định mà người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp tang vật, phương tiện không đến nhận thì tiền thu được phải nộp vào ngân sách Nhà nước.

Dự thảo Luật đề xuất Chính phủ sẽ quy định chi tiết điểm này.

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho biết Ủy ban này tán thành cần có giải pháp để tiếp tục hoàn thiện quy định này, khắc phục bất cập trong xử lý tang vật, phương tiện thời gian qua.

Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra đề nghị rà soát kỹ quy định bổ sung quy định xử lý tang vật ở trên vì liên quan trực tiếp đến quyền sở hữu tài sản của công dân được Hiến pháp bảo vệ và luật hiện hành đã có quy định về xử lý đối với hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng là tang vật vi phạm hành chính.

Nêu ý kiến tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi nhắc lại vừa qua, khi cho ý kiến về Luật Các tổ chức tín dụng đã nêu việc có được quyền thu giữ, thanh lý tài sản cầm cố hay không và hôm nay tiếp tục cho ý kiến về tài sản vi phạm.

Theo ông Phan Văn Mãi, nếu về quyền tài sản và Hiến pháp sẽ là chuyện lớn, nhưng ở đây cần xác định việc "sống, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật".

" Anh đã đem tài sản cầm cố, sử dụng tài sản vi phạm thì cần cho phép xử lý trong giới hạn nào đó. Nên phải xử lý cho đúng, lập biên bản cho đúng ", ông Phan Văn Mãi nói và nhắc lại không riêng TP.HCM mà nhiều địa phương khác gần như "không còn bãi giữ xe vi phạm".

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho rằng nếu giữ pháp lý như hiện nay sẽ rất khó để xử lý và gây lãng phí tài sản rất lớn.

" Về mặt pháp lý, kinh tế, việc củng cố để xử lý dứt điểm là rất cần thiết nên cần nghiên cứu. Còn nói đảm bảo quyền tài sản, đừng mang tài sản cầm cố, thế chấp, đừng dùng tài sản để vi phạm ", ông Phan Văn Mãi nói thêm.

Dự kiến, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9.

Các tin khác

VietinBank eFAST X-Mate – "Trợ lý số" của doanh nghiệp trong kỷ nguyên siêu kết nối

Trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu, việc ứng dụng công nghệ không còn là sự lựa chọn mà đã trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả vận hành, kiểm soát rủi ro và duy trì lợi thế cạnh tranh. Đồng hành cùng tiến trình này, VietinBank đã phát triển và triển khai VietinBank eFAST X-Mate – nền tảng trợ lý số tài chính dành riêng cho Khách hàng Doanh nghiệp.

Chân dung Nguyễn Thị Hoài Thương - bạn gái "trùm ma tuý" Bùi Đình Khánh vừa bị bắt giữ cùng nhiều đối tượng khác

Ngày 28/4, thông tin Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, quá trình mở rộng chuyên án ma túy quy mô lớn, liên tỉnh, cơ quan này đã tiếp tục bắt thêm 8 đối tượng, nâng tổng số đối tượng đã bị bắt giữ lên 13; thu giữ thêm nhiều tang vật, phương tiện liên quan đến vụ án.

Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam

Vừa qua, FPT Long Châu đã tổ chức hội thảo khoa học “Hành trình 10 năm DAPA tại Việt Nam – Đồng hành cùng dược sĩ trong tư vấn và quản lý bệnh nhân tim mạch – thận – chuyển hóa” với sự đồng hành của AstraZeneca Việt Nam. Sự kiện đánh dấu bước khởi đầu cho dự án trọng điểm, mở ra bước tiến quan trọng trong hành trình hợp tác dài hạn, hướng tới nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh và góp phần cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.

Lâm Đồng có tân Bí thư Tỉnh ủy

Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, được điều động, phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng.