Sức khỏe

Người nhà làm loạn ở phòng cấp cứu, có thể vô tình hại chết bệnh nhân?

Tóm tắt:
  • Nhiều ý kiến phản đối hành động la hét, chửi bới của người nhà bệnh nhân tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba.
  • Hành vi này gây mất tập trung, có thể làm trầm trọng hơn tình trạng của bệnh nhân.
  • Các bác sĩ đã cỗ vũ, cứu sống bé và bị người nhà cản trở, tấn công trong quá trình cấp cứu.
  • Ý kiến cho rằng cần xử lý hình sự hành vi chửi bới, hành hung trong khi làm nhiệm vụ.
  • Các độc giả đề nghị ngành y tế bảo vệ đội ngũ y bác sĩ và nâng cao ý thức của người nhà bệnh nhân.

Phải hồi về VietNamNet, rất nhiều ý kiến bày tỏ bức xúc trước hành động của gia đình đưa con vào Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) cấp cứu, trong khi các nhân viên y tế đang nỗ lực cứu bệnh nhi thì thân nhân khóc lóc, la hét, chửi bới, đạp vào một nam điều dưỡng. 

Nơi cấp cứu ở bệnh viện huyện, người nhà kéo vào rất đông

Bạn đọc Đức Trọng cho rằng rất khó diễn tả được về những hành động của người nhà bệnh nhân trong vụ việc này, thực sự cạn lời. Đồng thời, bày tỏ sự khâm phụ, đáng khen với các bác sĩ có tâm tốt, nghiệp vụ chuyên môn giỏi đã cứu sống bé. "Đúng là tâm bất biến giữa cuộc đời vạn biến", độc giả Đức Trọng nói. 

Độc giả tên Huệ cũng thẳng thắn bày tỏ quan điểm: "Một số người nhà có tâm lý cậy mình là nạn nhân, sẵn sàng chửi bới, thậm chí là đánh người dù người thân đang được cấp cứu"

Theo nữ độc giả này, pháp luật cần phải nghiêm minh, thậm chí hành vi chửi bác sĩ trong khi họ đang làm nhiệm vụ cũng cần phải hình sự hóa. 

494094506_1197397308748622_3485984032242948801_n.jpg
Người nhà vây quanh giường bệnh nhi khi y bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba cấp cứu. Ảnh chụp màn hình.

Từng trải qua thời gian làm việc ở khoa cấp cứu, bạn đọc tên Chiến chia sẻ "áp lực về chuyên môn thì ít mà áp lực vì sợ bị hành hung xảy ra ở tất cả bệnh viện tuyến huyện thì nhiều". Ở đây, lực lượng bảo vệ mỏng, khi bệnh nhân cấp cứu, người nhà kéo vào rất đông chứ không như bệnh viện tuyến tỉnh chỉ cho 1 người nhà vào. 

Độc giả Nguyễn Xuân Anh nêu ý kiến, với một bác sĩ trực cấp cứu, giỏi chuyên môn thôi là chưa đủ để tự bảo vệ mình trong các tình huống manh động của người nhà bệnh nhân. Bác sĩ phải tự trang bị các kiến thức ngoài chuyên môn để việc cấp cứu người bệnh không bị gián đoạn và đảm bảo an toàn cho mình cùng các đồng nghiệp. 

“Trường hợp ở Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba, bác sĩ vẫn đủ bình tĩnh ép tim cháu bé. Nếu bác sĩ tâm lý yếu, lo lắng, không tập trung thì cơ hội cấp cứu ngừng tuần hoàn sẽ khó hơn”, độc giả này đánh giá.

Cản trở bác sĩ cấp cứu, bệnh nhân lâm nguy ai chịu trách nhiệm?

"Lúc cấp cứu 'nước sôi lửa bỏng' mà người nhà còn gào thét, hành hung bác sĩ thế thì sao họ tập trung được. May cháu bé đã được cấp cứu kịp thời không nguy hiểm tới tính mạng", bạn Hải Thanh nói. 

Bạn đọc Huỳnh Bảo Anh đặt vấn đề, vì cản trở bác sĩ cấp cứu, nếu người bệnh tử vong thì trách nhiệm này thuộc về ai? Khi đó chắc những người làm cha mẹ ân hận cả đời. 

cap cuu soc phan ve 17457309414362035798565.jpg.webp
Hình ảnh các y bác sĩ đang cấp cứu cho bệnh nhân nhưng liên tục bị người nhà la hét, chửi bới. Ảnh chụp màn hình.

Độc giả Ngọc Hằng cho biết, khi xem hết clip, cô uất ức thay cho các y bác sĩ. Tuy nhiên, đứng ở góc độ nào đó cũng thông cảm cho gia đình.

"Họ làm sao biết được sốc phản vệ là gì mà chỉ thấy con mình đang bình thường bỗng dưng nguy kịch nên họ lo lắng, bất an và đổ lỗi cho bác sĩ”, nữ độc giả này viết.

Dù vậy, theo chị Ngọc Hằng, người nhà đáng trách nhưng cũng đáng thương. Sự việc qua đi, họ sẽ nghĩ lại những hành động của mình khi đó và sẽ rất hối hận.

"Tâm lý chung có người thân bị bệnh vào cấp cứu thì ai cũng lo lắng. Nhưng người nhà cần có ý thức mới được, chứ gây ồn ào, hành hung bác sĩ thì chỉ làm mất thời gian cứu chữa bệnh nhân. Cần để các bác sĩ tập trung làm việc", bạn Nguyễn Thu Thủy khẳng định. 

Từ đó, bạn Tống Trường Huy đưa ra lời khuyên cho các gia đình có con em vào cấp cứu: “Cơ thể con người rất bí ẩn cho dù có nhiều thành tựu y tế thì việc chữa bệnh cũng có tính xác suất. Tuy nhiên, bệnh viện là nơi tin cậy nhất mà bạn có thể giao phó sức khỏe của mình. Rủi ro của người thân trong phòng cấp cứu luôn luôn có, chúng ta không còn cách nào khác là phải tin các bác sĩ và nhân viên y tế. Họ không phải thần tiên nhưng là những người có khả năng cao nhất để giúp người thân của bạn vượt qua nguy hiểm”.

Tuy nhiên, bạn đọc Trần Sơn Dương cho rằng, những vụ người nhà chửi bới, hành hung bác sĩ đã lặp lại nhiều lần, vì vậy, các bệnh viện và ngành Y tế phải có giải pháp bảo vệ đội ngũ y bác sĩ, đảm bảo môi trường làm việc an toàn để họ tập trung cứu người, chữa bệnh.

Các tin khác

VietinBank eFAST X-Mate – "Trợ lý số" của doanh nghiệp trong kỷ nguyên siêu kết nối

Trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu, việc ứng dụng công nghệ không còn là sự lựa chọn mà đã trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả vận hành, kiểm soát rủi ro và duy trì lợi thế cạnh tranh. Đồng hành cùng tiến trình này, VietinBank đã phát triển và triển khai VietinBank eFAST X-Mate – nền tảng trợ lý số tài chính dành riêng cho Khách hàng Doanh nghiệp.

Chân dung Nguyễn Thị Hoài Thương - bạn gái "trùm ma tuý" Bùi Đình Khánh vừa bị bắt giữ cùng nhiều đối tượng khác

Ngày 28/4, thông tin Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, quá trình mở rộng chuyên án ma túy quy mô lớn, liên tỉnh, cơ quan này đã tiếp tục bắt thêm 8 đối tượng, nâng tổng số đối tượng đã bị bắt giữ lên 13; thu giữ thêm nhiều tang vật, phương tiện liên quan đến vụ án.

Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam

Vừa qua, FPT Long Châu đã tổ chức hội thảo khoa học “Hành trình 10 năm DAPA tại Việt Nam – Đồng hành cùng dược sĩ trong tư vấn và quản lý bệnh nhân tim mạch – thận – chuyển hóa” với sự đồng hành của AstraZeneca Việt Nam. Sự kiện đánh dấu bước khởi đầu cho dự án trọng điểm, mở ra bước tiến quan trọng trong hành trình hợp tác dài hạn, hướng tới nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh và góp phần cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.

6,000 ca phẫu thuật khúc xạ thành công tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn Sông Hàn

Tự hào là địa chỉ nhãn khoa ngoài công lập đầu tiên tại Đà Nẵng, bác sĩ CKII Lương Trọng Tường – Giám đốc điều hành Bệnh viện Mắt Sài Gòn Sông Hàn – cùng đội ngũ y bác sĩ đã triển khai thành công hơn 6 .000 ca phẫu thuật khúc xạ, góp phần mang lại thị lực tối ưu cho hàng ngàn bệnh nhân.