Tài chính

NHNN tiếp tục hút ròng gần 20.400 tỷ đồng trong tuần qua

Tóm tắt:
  • NHNN hút ròng 20.385 tỷ đồng từ thị trường liên ngân hàng trong tuần 21/4-25/4.
  • Lãi suất qua đêm giảm từ 4,48% xuống còn 2,46% trong tuần.
  • Tỷ giá trung tâm USD/VND tăng 15 đồng, lên 24.963 VND/USD ngày 26/4.
  • Dự báo tỷ giá có thể tăng khoảng 4% cuối năm do căng thẳng thương mại và USD mạnh.
  • Các biện pháp can thiệp của NHNN có thể gồm bán ngoại tệ dự trữ và điều chỉnh lãi suất.

Trong tuần 21/4-25/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho các thành viên vay tổng cộng hơn 42.460 tỷ đồng với lãi suất 4% trên kênh cho vay cầm cố giấy tờ có giá. Cùng thời gian trên, khối lượng đáo hạn lên tới gần 62.485 tỷ đồng. 

Trên kênh tín phiếu không ghi nhận giao dịch khi nhà điều hành đã ngừng phát hành tín phiếu từ ngày 5/3. Tổng cộng trong tuần qua (từ 21/4-25/4), NHNN đã hút ròng 20.385 tỷ đồng khi lượng lớn giấy tờ có giá đáo hạn. 

(Nguồn: Wichart)

Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất kỳ hạn qua đêm có xu hướng giảm (trừ phiên 22/4), bắt đầu ở mốc 4,48% vào phiên đầu tuần (ngày 21/4), tăng lên mốc 4,69% trong ngày 22/4 trước khi giảm xuống 3,95% trong phiên sau đó và xuống mốc 2,46% tại ngày 25/4. Tổng cộng, trong tuần qua lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm giảm 2,23%. 

Trong khi đó, lãi suất các kỳ hạn từ một tuần tới ba tháng tại phiên 25/4 hiện dao động từ 4,05% - 4,75%, giảm so với phiên đầu tuần (trừ kỳ hạn một tháng và ba tháng). 

(Nguồn: Wichart)

Về tỷ giá USD/VND tiếp tục xu hướng tăng chủ đạo trong thời gian gần đây. Ghi nhận trong ngày 26/4, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố ở mức 24.963 VND/USD, tăng 15 đồng so với phiên hôm qua, tăng 621 đồng so với đầu năm. 

Trước những diễn biến trên thị trường tiền tệ, các chuyên gia Chứng khoán KBSV dự báo tỷ giá USD/VND có thể tăng khoảng 4% so với cuối năm 2024. Mức tăng này chủ yếu đến từ các yếu tố như căng thẳng thương mại kéo dài, ảnh hưởng đến dòng vốn ngoại vào Việt Nam, cũng như biến động của đồng USD trên thị trường quốc tế.

Theo KBSV, hai yếu tố chính chi phối tỷ giá trong thời gian tới là cung – cầu ngoại tệ và xu hướng của đồng USD toàn cầu. Song, các chuyên gia KBSV nhận định trong bối cảnh hiện tại sức ép từ DXY lên tỷ giá dự kiến sẽ không quá lớn như trong năm 2024 do thị trường lo ngại suy thoái và kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất 2 lần (mỗi lần 0,25 điểm %) từ tháng 6/2025.

Áp lực tỷ giá sẽ được xoa dịu khi sức mạnh của đồng USD suy yếu. Tuy nhiên, nếu căng thẳng thương mại tiếp tục kéo dài và làm suy giảm nguồn cung ngoại tệ, tỷ giá vẫn có nguy cơ chịu áp lực tăng trong các quý còn lại của năm.

Trong kịch bản tỷ giá tăng vượt ngưỡng kỳ vọng (trên 4%), các chuyên gia KBSV cho rằng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể can thiệp thị trường thông qua việc bán ngoại tệ dự trữ, phát hành tín phiếu hoặc thậm chí điều chỉnh tăng lãi suất để ổn định thị trường.

 (Nguồn: Chứnhg khoán KBSV)

Các tin khác

VietinBank eFAST X-Mate – "Trợ lý số" của doanh nghiệp trong kỷ nguyên siêu kết nối

Trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu, việc ứng dụng công nghệ không còn là sự lựa chọn mà đã trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả vận hành, kiểm soát rủi ro và duy trì lợi thế cạnh tranh. Đồng hành cùng tiến trình này, VietinBank đã phát triển và triển khai VietinBank eFAST X-Mate – nền tảng trợ lý số tài chính dành riêng cho Khách hàng Doanh nghiệp.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Thấy gì từ bức tranh tài chính của Eximbank?

Tăng trưởng tín dụng Eximbank cao nhất nửa thập kỷ, tăng gần 20%, ở mức cao so với toàn ngành ngân hàng năm 2024 (15%). Lợi nhuận trước thuế 4.188 tỷ đồng đạt mức kỷ lục sau 35 năm hoạt động.