Bất động sản

Đất nền tách thửa phân lô ven đô ế ẩm, giảm giá sâu vẫn vắng khách

Mua 2 lô đất nền tách thửa phân lô ở huyện Hoài Đức, anh Đức Long (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, dù anh đã chấp nhận cắt lỗ tới 15% so với giá mua vào nhưng vẫn không có người mua.

Anh Long chia sẻ: Khoảng đầu năm 2021, qua lời tư vấn của môi giới và tham khảo đầu tư ở nhiều nơi, tôi quyết mua 2 lô đất nền ở xã Bình Yên có diện tích 75 m2 và 80 m2 với giá 21 triệu đồng/m2. Tổng số tiền tôi đầu tư vào đây là 3,3 tỷ đồng, nhưng giờ đã giảm gần 500 triệu đồng vẫn không có người mua.

Anh Long kể, sau khi đăng tin rao bán trên các trang mạng xã hội không hiệu quả, anh liên hệ với môi giới từng giao dịch với mình trước đó để bán, nhưng lại bị từ chối. "Môi giới từ chối nhận lại để bán vì lý do thị trường đang chững. Tôi tiếp tục liên hệ thêm một vài phòng giao dịch trong khu vực và chấp nhận trả hoa hồng cao hơn nhưng họ cũng đều không chắc chắn sẽ bán được ngay", anh Long nói thêm.

Tương tự, anh Nguyễn Văn Tuấn - chủ một văn phòng môi giới bất động sản khu vực Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội) - thừa nhận, thời gian gần đây, đất nền tách thửa phân lô ở các khu vực này gần như "đứng hình". Do đó, không ít văn phòng môi giới không có chủ trương cho nhân viên nhận bán lại sản phẩm này.

"Khoảng thời gian năm 2020 - 2021 dịch Covid-19 phức tạp, thị trường bất động sản "sốt nóng" do nhu cầu đầu tư lớn khiến đất tách thửa phân lô có nhiều giao dịch thực. Nhưng đến giờ nhắc tới ai cũng né, môi giới không dám nhận bán vì không có người mua" - anh Tuấn nói.

Cũng theo một môi giới chuyên bán đất nền ở khu vực ngoại thành Hà Nội, hiện nay, không ít nhà đầu tư ôm loại hình đất nền tách thửa phân lô đang muốn bán ra để thu hồi vốn. Tuy nhiên, khi thị trường đang chững như hiện tại, môi giới "ngại" rao bán loại đất này vì kém thanh khoản. Hoặc nhà đầu tư phải chấp nhận giảm giá sâu mới có môi giới nhận bán lại.

"Nếu chủ đất tách thửa phân lô chấp nhận giảm sâu khoảng 20 - 30%, nằm ở vị trí đẹp thì mới có môi giới nhận lại bán. Bây giờ ai mua vào cũng là chờ thị trường tốt lên, còn bán ngay có lãi là điều gần như không thể" - Hùng, một môi giới đất nói.

Theo báo cáo thị trường quý III vừa công bố của một đơn vị chuyên về nghiên cứu thị trường cho thấy, ảnh hưởng của lạm phát, siết tín dụng bất động sản, giá bất động sản tăng cao đã tạo bức tranh thị trường bất động sản ảm đạm. Trong đó, đất nền là loại hình ghi nhận biến động giảm rõ rệt về cả lượt tìm kiếm và giá rao bán.

Đáng chú ý, thị trường đất nền Hà Nội cũng ghi nhận mức giảm sâu ở lượt tìm kiếm, giá rao bán. Cụ thể những điểm nóng đất nền ngoại thành như Quốc Oai, Sóc Sơn ghi nhận lượt tìm kiếm giảm mạnh nhất là 30 - 39%. Tại những địa bàn khác như: Gia Lâm, Thanh Trì, Long Biên, Hoài Đức cũng giảm lần lượt 28%, 24%, 21% và 17%. Giá rao bán đất nền Hà Nội ghi nhận mức giảm sâu nhất tại Long Biên và Thanh Trì với lần lượt 10% và 9%...


Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Singapore hướng đến nền kinh tế hydrogen

TTO - Chính phủ và doanh nghiệp Singapore đang đặt cược một tương lai năng lượng đầy tiềm năng và ổn định vào hydrogen - nguồn nhiên liệu thay cho carbon có thể lưu trữ và thân thiện môi trường nhưng không dễ sản xuất.

Bộ Xây dựng: Giao dịch bất động sản sụt giảm, niềm tin của nhà đầu tư bị ảnh hưởng

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, các nguồn vốn dành cho bất động sản thời gian qua đều gặp khó khăn. Một số cá nhân, doanh nghiệp có sai phạm trong hoạt động huy động vốn, trái phiếu, cổ phiếu đã bị xử lý gây ảnh hưởng đến thị trường và niềm tin của nhà đầu tư.

Miền Bắc đón không khí lạnh yếu

Hôm nay (28/10), không khí lạnh tăng cường yếu xuống miền Bắc nên trời nhiều mây, có mưa vài nơi. Miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ đón mưa dông rải rác.